Soạn bài Quạt cho bà ngủ giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều trang 52, 53, 54, 55. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài đọc 3: Quạt cho bà ngủ – Bài 4: Mái ấm gia đình của chủ đề Măng non cho học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Soạn bài Quạt cho bà ngủ (trang 52)
Thông qua đó, các em sẽ hiểu hơn ý nghĩa bài tập đọc, biết cách phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Quạt cho bà ngủ sách Cánh diều
Soạn bài phần Đọc: Quạt cho bà ngủ
Bài đọc
Quạt cho bà ngủ
Ơi chích chòe ơi
Chim đừng hót nữa!
Bà em ốm rồi
Lặng cho bà ngủ.
Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng.
Căn nhà đã vắng
Cốc chén nằm im
Đôi mắt lim dim
Ngủ ngon bà nhé!
Hoa cam hoa khế
Chín lặng trong vườn
Bà mơ tay cháu
Quạt đầy hương thơm.
THẠCH QUỲ
Đọc hiểu
Câu 1: Vì sao bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót?
Gợi ý trả lời:
Bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót vì bà bạn bị ốm, cần yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Câu 2: Bạn nhỏ làm gì để chăm sóc bà? Câu thơ nào cho em biết điều đó?
Gợi ý trả lời:
Bạn nhỏ đã quạt cho bà ngủ để chăm sóc bà. Câu thơ cho em biết điều đó là: Bàn tay bé nhỏ/ Vẫy quạt thật đều.
Câu 3: Tìm những từ ngữ tả cảnh không khí yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn.
Gợi ý trả lời:
Những từ ngữ tả cảnh không khí yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn: nằm im, chín lặng.
Câu 4: Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán biết như vậy?
Học thuộc lòng bài thơ.
Gợi ý trả lời:
Bà mơ thấy thấy tay cháu, quạt đầy hương thơm. Có thể đoán biết như vậy vì tay bạn quạt gió đan xen với hương thơm của hoa cam hoa khế trong vườn.
Luyện tập
Câu 1: Dựa theo nội dung bài thơ, hãy viết một câu nói về việc bạn nhỏ (hoặc ngấn nắng, cốc chén) đã làm để bà được ngủ ngon.
Gợi ý trả lời:
- Bạn nhỏ quạt cho bà ngủ.
- Cốc chén trong nhà im lặng để bà được yên tĩnh nghỉ ngơi.
Câu 2: Cho biết câu em viết thuộc mẫu câu nào.
- Ai là gì?
- Ai làm gì?
- Ai thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Bạn nhỏ quạt cho bà ngủ: Ai làm gì?
- Cốc chén trong nhà im lặng để bà được yên tĩnh nghỉ ngơi: Ai thế nào?
Soạn bài phần Viết: Trong đêm bé ngủ
Câu 1: Nghe – viết:
Trong đêm bé ngủ
Trong đêm bé ngủ
Cây dâu ngoài bãi
Nảy những núp non
Con gà trong ổ
Để trứng ấp con
Cây chuối cuối vườn
Nhấc hoa mở cánh
Ngôi sao lấp lánh
Sáng hạt sương rơi
Con cá quả mẹ
Ao khuya đớp mồi…
PHẠM HỔ
Câu 2: Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 11 chữ trong bảng sau:
Số thứ tự | Chữ | Tên chữ |
1 | q | quy |
2 | ||
3 | ||
4 | t | |
5 | th | tê hát |
6 | tê e-rờ | |
7 | u | |
8 | ||
9 | ||
10 | x | |
11 | i dài |
Gợi ý trả lời:
Số thứ tự | Chữ | Tên chữ |
1 | q | quy |
2 | r | e-rờ |
3 | s | s |
4 | t | tê |
5 | th | tê hát |
6 | tr | tê e-rờ |
7 | u | u |
8 | ư | ư |
9 | v | v |
10 | x | x |
11 | y | i dài |
Câu 3: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:
a) chữ r, d hay gi?
Nắng vàng _át mỏng sân phơi
Vê tròn thành _ọt nắng rơi bồng bềnh
Nắng đùa với cỏ ngây thơ
Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà _u
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Nắng cùng với _ó hát _u quê mình.
NGUYỄN TIẾN BÌNH
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ,
Đa nuôi em khôn lớn từng ngày.
Tay bồng bế, sớm khuya vất va,
Mắt nhắm rồi, lại mơ ra ngay.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Trả lời:
a) chữ r, d hay gi?
Nắng vàng dát mỏng sân phơi
Vê tròn thành giọt nắng rơi bồng bềnh
Nắng đùa với cỏ ngây thơ
Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà ru
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Nắng cùng với gíó hát ru quê mình.
NGUYỄN TIẾN BÌNH
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày.
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Soạn bài phần Nói và nghe: Em đọc sách báo
Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn) em đọc ở nhà về tình cảm gia đình.
Nét xuân
Trong sắc áo của con Mẹ giấu đi mùa đông |
Lượn nét thu mây bay Mẹ níu xuân ở lại CHU THỊ THƠM |
Gợi ý trả lời:
Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng những kỉ niệm về ông vẫn sống mãi trong lòng tôi. Ông nội của tôi có dáng người khá cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến.
Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên vườn nhà lúc nào cũng đầy những cây trái. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Sau khi làm xong những công việc vặt trong nhà, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu.
Còn nhớ lúc nhỏ, tôi thường ngồi trong lòng ông nội, nghe ông kể những câu chuyện về thời xa xưa. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là những chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Những lúc như vậy, tôi thường chăm chú lắng nghe, sau đó còn hỏi ông rất nhiều câu chuyện ngây ngô.
Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Còn ông ngày càng già đi. Ông không còn khỏe mạnh như trước nữa. Nhưng vẫn rất lo lắng cho con cháu của mình. Lo lắng từ cái ăn, cái mặc đến việc học hành của chúng tôi. Cuộc sống hiện đại dường như đã kéo tôi xa rời những câu chuyện ngày bé mà ông vẫn thường kể. Tôi cũng không còn quấn quýt bên ông như hồi nhỏ nữa. Rồi đến khi ông đổ bệnh, tôi mới chợt nhận ra bấy lâu nay mình đã quá vô tâm. Những ngày cuối đời của ông, tôi cố gắng ở bên ông nhiều hơn. Tôi cùng trò chuyện với ông, ăn cơm và chơi cờ cùng ông. Những lúc như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười của ông. Và cho đến bây giờ, tôi vẫn chẳng thể nào quên được ánh mắt ông nhìn tôi lần cuối. Ánh mắt vẫn đầy trìu mến và yêu thương.
Tuy bây giờ, ông đã không còn nữa. Nhưng tôi vẫn nhớ đến ông với những kỉ niệm thật đẹp. Kỷ niệm nào cũng sâu sắc và đáng trân trọng biết bao nhiêu.
Câu 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).
Gợi ý:
- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?
- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Gợi ý trả lời:
Em dựa vào gợi ý và trao đổi cùng các bạn.