Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang đã cho thấy cuộc sống khó khăn, cùng với tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi chỉ có một mình nơi đảo hoang. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
Bạn đang đọc: Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Các bạn học sinh lớp 9 có thể tham khảo để chuẩn bị bài dễ dàng hơn. Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 9: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang – Mẫu 1
I. Tác giả
– Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 – 1731) là nhà văn Anh trong thế kỉ XVIII. Ông nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô”. Ông đến với tiểu thuyết khá muộn, khi đã gần sáu mươi tuổi.
– Một số tác phẩm như: Rô-bin-xơn Cru-xô (1719), Thủ lĩnh Xin-gơn-tơn (1720), Rô-xa-na (1724)….
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang được trích trong tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô (1719).
2. Tóm tắt tác phẩm
Rô-bin-xơn đã tự vẽ lại bức chân dung đầy hài hước của mình khi sống trên đảo hoang. Cái mũ to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê. Chiếc áo làm bằng tấm da dê, vạt áo dài khoảng lưng chừng hai bắp đùi, quần loe đến đầu gối. Quanh người là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê. Những vật dụng Rô-bin-xơn luôn mang theo bên người là chiếc cưa nhỏ, một chiếc rìu con. Quàng qua vai Rô-bin-xơn là một đai da, hai đầu được buộc lại bằng dây. Cuối đai phía dưới cánh tay đeo lủng lẳng hai cái túi, cả hai đều được làm bằng da dê, một túi đựng thuốc, một túi đựng đạn ghém. Rô-bin-xơn đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai và giường trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí, vụng về, nhưng lại rất cần thiết cho Rô-bin-xơn. Diện mạo của Rô-bin-xơn không đến nỗi đèn cháy nhưng cũng vô cùng kỳ dị với bộ râu dài đến một gang tay. Nhưng vì có dao cạo nên chúng được cắt khá gọn, trừ hàng ria ở môi được xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kỳ. Cặp ria mép dài đến mức có thể dùng để treo mũ, nhưng chính vì chiều dài và hình dáng kì dị ấy có thể làm cho mọi người phải sợ hãi khi nhìn thấy chúng.
Xem thêm: Tóm tăt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Xin các bạn vui lòng tự hình dung bộ dạng của tôi như dưới đây”: Rô-bin-xơn tự cảm nhận về bức chân dung của mình.
- Phần 2. Tiếp theo đến “chẳng khác gì quần áo của tôi”: Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.
- Phần 3. Còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn.
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xem xét nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.
– Nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở: “Còn diện mạo…”
– Bố cục của văn bản:
- Phần 1. Từ đầu đến “Xin các bạn vui lòng tự hình dung bộ dạng của tôi như dưới đây”: Rô-bin-xơn tự cảm nhận về bức chân dung của mình.
- Phần 2. Tiếp theo đến “chẳng khác gì quần áo của tôi”: Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.
- Phần 3. Còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn.
Câu 2. Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình.
– Phần miêu tả diện mạo nằm ở cuối cùng, chiếm một dung lượng ngắn (khoảng 10 dòng).
– Xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình thì nhân vật Rô-bin-xơn sẽ chỉ kể về những phần mình có thể quan sát được.
Câu 3. Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ấy ra sao?
– Khí hậu khắc nghiệt: Chỉ cần nước mưa thấm vào da thịt cũng sẽ bị ốm một trận thập tử nhất sinh.
– Không có người, không có vải để may quần áo, Rô-bin-xơn liền lấy những tấm da dê may tạm làm quần áo cho mình.
– Thiếu thốn những vật dụng sinh hoạt hằng ngày.
Câu 4. Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và qua giọng kể của nhân vật.
- Giọng kể hài hước nhấn mạnh tinh thần lạc quan, không than phiền hay kể khổ.
- Bức chân dung của Rô-bin-xơn hiện lên như một vị chúa đảo đang trị vì trên đảo quốc của mình.
- Không khuất phục thiên nhiên khuất phục mà tìm cách chinh phục nó.
Tổng kết:
– Nội dung: Cuộc sống khó khăn, cùng với tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi chỉ có một mình nơi đảo hoang.
– Nghệ thuật: Giọng kể hài hước, ngôi kể thứ nhất…
Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang – Mẫu 2
Câu 1. Xem xét nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.
– Nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra chỗ: “Còn diện mạo…”
– Bố cục của văn bản và tiêu đề của từng phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Xin các bạn vui lòng tự hình dung bộ dạng của tôi như dưới đây”: Rô-bin-xơn tự cảm nhận về bức chân dung của mình.
- Phần 2. Tiếp theo đến “chẳng khác gì quần áo của tôi”: Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn.
- Phần 3. Còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn.
Câu 2. Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình.
Phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng nằm ở cuối, dung lượng ngắn (khoảng 10 dòng). Vì xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình thì sẽ chỉ kể về những gì mình có thể nhìn thấy một cách rõ ràng trước tiên là từ trang phục, trang bị và cuối cùng mới là ngoại hình.
Câu 3. Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ấy ra sao?
Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên:
– Khí hậu khắc nghiệt: Chỉ cần nước mưa thấm vào da thịt cũng sẽ bị ốm một trận thập tử nhất sinh.
– Không có vải để may quần áo: Rô-bin-xơn liền lấy những tấm da dê may tạm làm quần áo cho mình.
– Thiếu thốn những vật dụng sinh hoạt hằng ngày…
Câu 4. Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và qua giọng kể của nhân vật.
Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện qua bức chân dung tự họa như một vị chúa đảo đang trị vì quốc đảo của mình; cùng với giọng kể hài hước, lạc quan mà không hề than phiền, oán trách.