Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 6.
Bạn đang đọc: Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – Kết nối tri thức 6
Download.vn xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Sơn Tinh Thủy Tinh, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Soạn văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – Mẫu 1
(1) Mở bài
Giới thiệu về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
(2) Thân bài
a. Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái
– Giới thiệu về thời gian: thời vua Hùng thứ mười tám.
– Sự kiện chính: Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa tình nết dịu hiền. Vua cha hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.
– Các sự kiện kéo theo: Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn:
- Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
- Một người ở miền biển: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.
=> Cả hai đều là những nhân vật xuất chúng khác người từ xuất thân, diện mạo đến tài năng. Một trong hai người lấy được Mị Nương thì đó đều là một hôn ước xứng đôi vừa lứa.
– Chính vì Sơn Tinh và Thủy Tinh đều xuất chúng nên Hùng Vương không biết lựa chọn ai, bèn nghĩ ra yêu cầu ai mang sính lễ đến trước sẽ lấy được Mị Nương.
– Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
=> Lễ vật đều là những đồ vật không tầm thường, khó tìm và chủ yếu ở vùng núi cao. Qua đó thể hiện sự ưu ái của nhân dân dành cho vị thần núi.
b. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao đấu của hai vị thần
– Nguyên nhân giao đấu của hai vị thần: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương về.
– Diễn biến của trận đấu:
- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
=> Việc Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh đã gieo tai ươm cho đất nước, khiến cho người dân khổ cực.
- Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ.
=> Sơn Tinh chính là vị thần cứu nguy cho nhân dân.
– Kết quả: Thủy Tinh sức lực đã kiệt, phải rút quân.
=> Sơn Tinh đã trở thành biểu tượng của sức mạnh của nhân dân chống lại thiên tai bão lũ.
c. Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh
– Từ đó, hàng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh với hy vọng cướp được Mị Nương.
– Nhưng Thủy Tinh đều bị Sơn Tinh đánh bại.
=> Sức mạnh, niềm tin của nhân dân chiến thắng thiên tai lũ lụt.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – Mẫu 2
Trước khi đọc
Câu 1. Đối với cuộc sống của con người, tuỳ từng thời điểm cụ thể, các hiện tượng tự nhiên có thể bộc lộ một trong hai mặt: ích lợi và tác hại. Nêu một số ích lợi và tác hại của các hiện tượng đó.
Ví dụ:
– Mưa
- Ích lợi: cung cấp nước cho sinh hoạt, lao động sản xuất…
- Tác hại: Mưa nhiều gây ra ngập úng, lũ lụt…
– Gió:
- Ích lợi: Đem lại không khí mát mẻ…
- Tác hại: Gió mạnh kèm theo mưa, có thể phá hủy cây cối, nhà cửa…
Câu 2. Hãy nêu những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết.
Một số hoạt động như: trồng cây gây rừng, hạn chế sử dụng bao bì ni-lông, xử lí nước thải công nghiệp…
Đọc văn bản
Câu 1. Sính lễ ở đây có gì đặc biệt?
Sính lễ đều là sản vật quý hiếm, khó tìm.
Câu 2. Điều gì xảy ra khi Thủy Tinh tức giận? Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng nước lũ bằng cách nào?
Khi Thủy Tinh tức giận, đem quân đuổi theo Sơn Tinh, đòi cưới Mị Nương. Sơn Tinh ngăn chặn dòng nước lũ bằng cách: bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Các sự kiện trong một câu chuyện dân gian thường được kết nối với nhau bởi quan hệ nguyên nhân và kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả và thể hiện chuỗi quan hệ đó theo mẫu sau:
- Vua Hùng tổ chức kén rể.
- Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai.
- Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho.
- Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đem quân đuổi theo, thành Phong Châu ngập trong biển nước.
- Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
- Thủy Tinh thua trận.
- Hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận.
Câu 2. Trong câu chuyện này, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những đặc điểm khiến cho họ được coi là những vị thần.
– Những nhân vật được gọi là thần: Sơn Tinh, Thủy Tinh
– Đặc điểm khiến họ được coi là thần: tài năng và sức mạnh phi thường.
- Nhân vật Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi; thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.
- Nhân vật Thủy Tinh: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về; gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả trời đất dâng nước sông lên cuồn cuộn.
Câu 3. Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt?
– Sơn Tinh và Thủy Tinh đều xuất chúng nên Hùng Vương không biết lựa chọn ai, bèn nghĩ ra yêu cầu ai mang sính lễ đến trước sẽ lấy được Mị Nương.
– Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
=> Lễ vật đều là những đồ vật khó tìm và chủ yếu ở vùng núi cao. Qua đó thể hiện sự ưu ái của nhân dân dành cho vị thần núi.
Câu 4. Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?
– Lý do Sơn Tinh phải giáo tranh với Thủy Tinh: Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương về.
– Sơn Tinh là người thắng cuộc.
– Sơn Tinh được xem là anh hùng vì đã ngăn chặn được dòng nước lũ, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Sơn Tinh cũng chính là biểu tượng cho sức mạnh của nhân dân trong công cuộc khắc phục thiên tai, bảo vệ cuộc sống.
Câu 5. Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã giải thích nguyên nhân của hiện tượng thiên nhiên lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời truyện đã suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng (Thần núi Tản Viên trở thành con rể của vua). Qua đó thể hiện sức mạnh đoàn kết và tinh thần quyết tâm chinh phục thiên nhiên.
Câu 6. Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết trong năm. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên đó?
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh lý giải hiện tượng lũ lụt.
- Tác giả dân gian cho rằng do oàn nặng thù sâu mà hàng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, khiến cho nước ngập khắp mọi nơ, gây ra lũ lụt.
Câu 7. Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc.
Suy nghĩ, cảm xúc của Thủy Tinh sau khi thua trận: Thất vọng, tức giận và không chấp nhận thua cuộc, quyết tâm tìm cách trả thù.
Viết kết nối với đọc
Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:
Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì
Một thần phi bạch hổ trên cạn
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
(Nguyễn Nhược Pháp, trích Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu).
Gợi ý:
– Mẫu 1: Sau khi đọc truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em cảm thấy rất ấn tượng với hai nhân vật chính. Sơn Tinh là chúa miền non cao. Thân hình khỏe mạnh, khuôn mặt tuấn tú. Thần có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Còn Thủy Tinh là chúa vùng nước thẳm. Sức mạnh không hề thua kém: hô mưa mưa về, gọi gió gió đến. Nhưng khuôn mặt không được anh tuấn, lại mang vẻ gian ác. Cả hai vị thần đều vô cùng tài giỏi.
– Mẫu 2: Sơn Tinh và Thủy Tinh là truyền thuyết rất quen thuộc đối với nhân dân ta. Khi đọc truyền thuyết, em đã có những tưởng tượng về ngoại hình của hai vị thần này. Trước hết là Sơn Tinh, thần có khuôn mặt anh tuấn. Nước da ngăm đen nhưng đầy khỏe khoắn. Đôi mắt toát lên vẻ cương nghị. Thần có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không hề thua kém. Nhưng vẻ ngoài có phần đáng sợ. Khuôn mặt toát lên vẻ gian ác với chòm râu quăn xanh rì. Thần có khả năng: hô mưa mưa về, gọi gió gió đến. Mỗi người một vẻ nhưng đều tài năng đều hơn người.
Xem thêm: Đoạn văn tưởng tượng về ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh
Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – Mẫu 3
Đôi nét về tác phẩm
– Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện truyền thuyết.
– Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “ mỗi thứ một đôi ”. Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái.
- Phần 2: Tiếp theo đến “ Thần nước đành rút quân ”. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao đấu của hai vị thần.
- Phần 3: Còn lại. Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh.
– Tóm tắt: Vào đời Hùng Vương thứ mười tám, nhà vua có một người con gái xinh đẹp, thùy mị. Tên của nàng là Mị Nương. Vua muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng. Một hôm, hai chàng trai đến xin cầu hôn. Cả hai đều có tài năng hơn người. Một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh. Nhà vua đều hài lòng, không biết gả Mị Nương cho ai. Sau khi bàn với các chư hầu, vua đưa ra điều kiện ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Cuộc chiến diễn ra suốt mấy tháng trời, gây ra biết bao tai họa. Cuối cùng, sức Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
Xem thêm: Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
Đọc – hiểu văn bản
1. Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái
– Giới thiệu về thời gian: thời vua Hùng thứ mười tám.
– Sự kiện chính: Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa tình nết dịu hiền. Vua cha hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.
– Các sự kiện kéo theo: Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn:
- Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
- Một người ở miền biển: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.
=> Cả hai đều là những nhân vật xuất chúng khác người từ xuất thân, diện mạo đến tài năng. Một trong hai người lấy được Mị Nương thì đó đều là một hôn ước xứng đôi vừa lứa.
– Chính vì Sơn Tinh và Thủy Tinh đều xuất chúng nên Hùng Vương không biết lựa chọn ai, bèn nghĩ ra yêu cầu ai mang sính lễ đến trước sẽ lấy được Mị Nương.
– Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
=> Lễ vật đều là những đồ vật không tầm thường, khó tìm và chủ yếu ở vùng núi cao. Qua đó thể hiện sự ưu ái của nhân dân dành cho vị thần núi.
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao đấu của hai vị thần
– Nguyên nhân giao đấu của hai vị thần: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương về.
– Diễn biến của trận đấu:
- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
=> Việc Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh đã gieo tai ươm cho đất nước, khiến cho người dân khổ cực.
- Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ.
=> Sơn Tinh chính là vị thần cứu nguy cho nhân dân.
– Kết quả: Thủy Tinh sức lực đã kiệt, phải rút quân.
=> Sơn Tinh đã trở thành biểu tượng của sức mạnh của nhân dân chống lại thiên tai bão lũ.
3. Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh
– Từ đó, hàng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh với hy vọng cướp được Mị Nương.
– Nhưng Thủy Tinh đều bị Sơn Tinh đánh bại.
=> Sức mạnh, niềm tin của nhân dân chiến thắng thiên tai lũ lụt.