Soạn bài Sống hay không sống – đó là vấn đề Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sống hay không sống – đó là vấn đề Chân trời sáng tạo

Sống hay không sống – đó là vấn đề là văn bản sẽ được hướng dẫn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Bạn đang đọc: Soạn bài Sống hay không sống – đó là vấn đề Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sống hay không sống – đó là vấn đề Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sống hay không sống – đó là vấn đề

Download.vn mời các em học sinh tham khảo bài Soạn văn 11: Sống hay không sống – đó là vấn đề, được chúng tôi giới thiệu nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn 11: Sống hay không sống – đó là vấn đề

    Soạn bài Sống hay không sống – đó là vấn đề

    Trước khi đọc

    Theo bạn, ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng của một người điên (hay giả điên) và của một người bình thường khác nhau như thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp.

    Gợi ý:

    Ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng của một người điên (giả điên) sẽ khó hiểu so với người bình thường, có thể thường là những câu nói nhát gừng, không đầu cuối hoặc diễn đạt lủng củng.

    Đọc văn bản

    Câu 1. Động cơ nào khiến vua Clô-đi-ut quan tâm, hỏi han về nguyên do dẫn đến tình trạng tinh thần của Hăm-lét.

    Vua Clô-đi-út nghi ngờ Hăm-lét giả điên.

    Câu 2. Đây là lời đối thoại hay độc thoại? Có mối liên hệ gì giữa câu thoại trên đây của Pô-lô-ni-út với câu thoại này của nhà vua?

    Lời đối thoại. Vua bộc lộ suy nghĩ khi nghe Pô-lô-ni-út nói với Ô-phê-li-a.

    Câu 3. Đây là lời đối thoại hay độc thoại? Lời thoại này cho thấy điều gì trong tâm trí và tính cách của Hăm-lét?

    Lời độc thoại. Lời thoại này cho thấy những băn khoăn, trăn trở của Hăm-lét.

    Câu 4. Từ đây cho đến hết, cuộc thoại với Ô-phê-li-a, Hăm-lét dùng lời lẽ như thế nào để che mắt những kẻ đang theo dõi chàng?

    Hăm-lét dùng những câu hỏi vô nghĩa để che mắt những kẻ đang theo dõi chàng.

    Câu 5. Lời thoại của nhân vật vua và Pô-lô-ni-út cho thấy sự suy đoán của bạn từ đầu đúng hay sai? Giải thích do đâu bạn suy đoán đúng hoặc suy đoán chưa đúng.

    • Ý kiến: Đúng/Sai
    • Giải thích: Dựa vào việc đọc nội dung tóm tắt của văn bản.

    Sau khi đọc

    Câu 1. Dựa vào nội dung tóm tắt cốt truyện ở phần đầu văn bản, hãy lí giải tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng.

    – Tình thế của Hăm-lét: Hăm-lét là hoàng tử Đan Mạch được hồn ma của cha chàng – vị vua mới qua đời – báo cho biết rằng cái chết của ông không phải do rắn độc cắn như triều đình loan báo, mà do Clô-đi-út, người em trai nham hiểm, vô đạo đức chiếm cả ngai vàng và hoàng hậu của ông. Từ đây, Hăm-lét bị thôi thúc muốn trả thù cho cha, mặt khác băn khoăn muốn tra xét, tìm hiểu rõ sự thật. Chàng giả điên, cố tình hành động kì lạ, nói năng kì khó hiểu khiến cho những người xung quanh rời xa. Nghĩ rằng Hăm-lét đang toan tính điều gì ghê gớm, vua Clô-đi-út cho người hộ tống chàng sang Anh, nhờ vua Anh thủ tiêu để trừ hậu họa. Nhưng Hăm-lét đã đã tương kế tựu kế, triệu hạ hai tên hộ tống, quay về Đan Mạch để tiếp tục thực hiện kế hoạch.

    – Mục đích giả điên để che giấu những suy nghĩ và toan tính liên quan đến cái chết đột ngột của vua cha, hành động ám muội của Clô-đi-út.

    Câu 2. Xác định xung đột trong văn bản và cho biết những giằng xé nội tâm của Hăm-lét (liên quan đến việc lựa chọn giữa sống và chết, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập,…) có tác dụng như thế nào trong việc khơi sâu và phát triển xung đột trong các lớp kịch.

    – Xung đột giữa việc giả điên của Hăm-lét nhằm che giấu các ý đồ, toan tính thực sự của chàng với những hành động dò xét, đeo bám, nghe lén,… của vua Clô-đi-út và tay sai nhằm giết hại chàng.

    – Xung đột trong nội tâm của nhân vật Hăm-lét (sống hay không sống).

    – Tác dụng: là một phần không thể thiếu của xung đột kịch trong tác phẩm, cho thấy Hăm-lét đang khủng hoảng tinh thần, hay đang băn khoăn, do dự; mặt khác cũng cho thấy nhân vật đang cố gắng vượt qua chính mình, và rốt cuộc Hăm-lét không chấp nhận lối sống “cam chịu”, “ốm yếu”, “hèn mạt” mà trái lại đang hướng đến tinh thần can đảm, biến những dự định thành hành động.

    Câu 3. Phân tích đoạn độc thoại nội tâm và những lời đối thoại của Hăm-lét với Ô-phê-li-a để làm rõ:

    a. Nguyên nhân làm nảy sinh mối xung đột giữa Hăm-lét với các nhân vật khác và với xã hội Đan Mạch thời bấy giờ.

    b. Thái độ, tình cảm của Hăm-lét trong những lời thoại với Ô-phê-li-a về người nữ.

    Câu 4. Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện “hành động bên trong”, “hành động bên ngoài” của nhân vật vua Clo-đi-út và Hăm-lét:

    Nhân vật

    Hành động bên ngoài

    Hành động bên trong

    Vua Clo-đi-út

    Hăm-lét

    Từ bảng trên, hãy lí giải sự khác biệt giữa con người qua “hành động bên trong” và con người qua “hành động bên ngoài” của mỗi nhân vật. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong văn bản.

    Câu 5. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong văn bản.

    Câu 6. Xác định chủ đề và cho biết qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì.

    Câu 7. Từ việc đọc văn bản Sống hay không sống – Đó là vấn đề và Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một văn bản bi kịch?

    *Bài tập sáng tạo: Thành lập nhóm kịch và sân khấu hoá (một phần hoặc toàn phần) một trong hai văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Sống hay không sống – đó là vấn đề. Cho biết bạn dự định vào vai nhân vật nào trong màn sân khấu hoá của nhóm và giải thích lí do.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *