Soạn bài Tấm lòng người mẹ Cánh diều

Soạn bài Tấm lòng người mẹ Cánh diều

Tài liệu Soạn văn 11: Tấm lòng người mẹ, được Download.vn sẽ giới thiệu với những kiến thức hữu ích.

Bạn đang đọc: Soạn bài Tấm lòng người mẹ Cánh diều

Soạn bài Tấm lòng người mẹ Cánh diều

Soạn bài Tấm lòng người mẹ

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Mời tham khảo ngay sau đây.

Soạn văn 11: Tấm lòng người mẹ

    Soạn bài Tấm lòng người mẹ

    1. Chuẩn bị

    * Tác giả Vích-to Huy-gô (1802 – 1885):

    – Là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.

    – Thời thơ ấu, Huy-gô đã phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do cha mẹ có mâu thuẫn.

    – Với trí thông minh và năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là “thần đồng”, Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, cũng như ấn tượng mãnh liệt từ hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác.

    – Từ thời thanh xuân cho tới khi mất, sự nghiệp sáng tác của Huy-gô đều gắn với thế kỉ XIX – một thế kỉ đầy bão tố cách mạng.

    – Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

    – Một số tác phẩm của ông:

    • Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874)…
    • Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)…

    – Năm 1985, vào dịp một trăm năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỷ niệm Huy-gô – Danh nhân văn hóa của nhân loại.

    * Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông” của Huy-gô. Tác phẩm được chia làm năm phần:

    • Phần 1: Phăng-tin
    • Phần 2: Cô-dét
    • Phần 3: Ma-ri-uýt
    • Phần 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni
    • Phần 5: Giăng Van-giăng.

    2. Đọc hiểu

    Câu 1. Truyện sử dụng ngôi kể nào?

    Ngôi số ba

    Câu 2. Câu đầu và câu cuối phần 1 nói lên điều gì về Phăng – tin?

    Phăng-tin là một cô gái nghèo, đang sống trong cảnh nợ nần.

    Câu 3. Phần 2 kể về sự việc gì?

    Phăng-tin cắt đi mái tóc để lấy tiền mua váy, gửi về cho con, nhưng vợ chồng Tê-nác-đi-ê lại không đưa cho Cô-dét mặc mà cho Ê-pô-nin.

    Câu 4. Sự việc nào được kể trong phần 3?

    Vợ chồng Tê-nác-đi-ê viết thư cho Phăng-tin kể về việc Cô-dét mắc bệnh sốt ban, cần tiền để chữa chạy. Phăng-tin phải bán răng để lấy tiền chữa bệnh cho con.

    Câu 5. Chi tiết hai đồng vàng có ý nghĩa gì với Phăng-tin?

    Hai đồng vàng là một món tiền lớn với Phăng-tin.

    Câu 6. Việc Phăng-tin đọc lại lá thư một lần nữa nói lên điều gì?

    Phăng-tin lo lắng cho con gái.

    Câu 7. Phần 4 cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng-tin sau khi bán tóc, bán răng?

    Cuộc sống của Phăng-tin ngày càng khó khăn.

    3. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?

    Đoạn trích Tấm lòng của người mẹ kể về việc Phăng-tin – một người phụ nữ nghèo khổ, đang nợ nần đã phải bán tóc, bán răng để lấy tiền mua váy, chữa bệnh cho con.

    Câu 2. Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

    – Tình huống truyện: Phăng-tin bị đuổi việc khỏi xưởng. Nàng đã bán tóc để lấy tiền mua váy gửi về cho con gái. Sau đó, nàng nhận được thư con gái bị bệnh, cần một số tiền lớn để chữa trị nên đã quyết định bán răng.

    – Thời gian: mùa hè qua, mùa đông trở lại

    – Không gian: trên căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng đầu

    => Tình huống, những chi tiết đó góp phần khắc họa số phận bất hạnh, khốn khổ của Phăng-tin.

    Câu 3. Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

    – Hoàn cảnh của Phăng-tin: cuộc sống nghèo khổ, phải gánh trên vai số nợ lớn.

    – Phăng-tin phải làm mọi việc để kiếm tiền, gửi về quê chữa bệnh cho con: bán tóc, bán răng và thậm chí là phải làm “gái điếm”.

    – Những việc làm đó cho thấy Phăng-tin là một người phụ nữ hết mực yêu thương con, có thể hy sinh mọi thứ cho con.

    Câu 4. Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.

    Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả: bất bình trước khung cảnh xã hội phong kiến Pháp xưa đầy rẫy những oan trái, bất công, đầy đọa những con người vô tội. Qua đó, tác giả gửi gắm khát vọng về cuộc sống hòa bình, công bằng, văn minh trong xã hội.

    Câu 5. So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.

    – Giống nhau: Đều phải chịu đựng những định kiến từ xã hội, bị hoàn cảnh đưa đẩy vào con đường bất hạnh. Ẩn sâu trong trái tim vẫn là khát vọng được sống, yêu thương.

    – Khác nhau:

    • Phăng-tin: cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức sa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm “gái điếm”.
    • Chí Phèo: Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.

    Câu 6. Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?

    Bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ: nhiều định kiến, đầy rẫy những oan trái, bất công, đầy đọa những con người nghèo khổ, bất hạnh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *