Mời các bạn học sinh cùng tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Thực hành đọc: Minh sư, sẽ được chúng tôi giới thiệu.
Bạn đang đọc: Soạn bài Thực hành đọc: Minh sư Kết nối tri thức
Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 8 sẽ có thêm những kiến thức bổ ích. Mời tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành đọc: Minh sư
1. Cái nhìn đa chiều về nhân vật Nguyễn Hoàng – người gắn liền với sự nghiệp mở cõi về phía Nam, khẳng định chủ quyền đất nước.
Những cái nhìn của bậc tùy tùng về Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng:
– Đoan Quốc công là người không ngại gian khổ, tuy tuổi cao nhưng vẫn phải cáng đáng việc nước. Ngài là bậc kiệt hiệt, mỗi bước đi đều tính toán kĩ càng, tính được thời vận như thần.
– Quốc công sợ bị Trịnh Kiểm giết, tìm đường chạy thoát thân vào đây, gặp đất rộng thì mở thôi.
2. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện lịch sử được thể hiện trong văn bản: tạo dựng bối cảnh, xây dựng cốt truyện, khắc họa nhân vật, sử dụng ngôn ngữ kể chuyện,…
– Tạo dựng bối cảnh: Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Để tránh được cái chết trước mắt, Nguyễn Hoàng buộc phải rời kinh để đi sâu vào vùng đất phía Nam.
– Xây dựng cốt truyện: Vào một buổi tối, Đoan Quốc công vô tình nghe được cuộc trò chuyện của tùy tùng nói chuyện về mình. Một người lính hết lời ca ngợi chủ tướng, còn người kia thì cho rằng ông do sợ Trịnh Kiểm sát hại mà tìm đường trốn vào Thuận Hóa.
– Khắc họa nhân vật: Hình ảnh chân dung Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng: dũng cảm, mưu trí, khôn khéo nhưng cũng rất tình cảm, thấu hiểu.
– Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện: Ngôn ngữ lịch sử, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ đối thoại…
3. Tình cảm, thái độ đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử mà tác phẩm gợi lên trong em.
– Cảm phục về tinh thần của Nguyễn Hoàng và thái độ mềm dẻo, hồn hậu của ông khi nghe được hai người lính nói chuyện về mình.
– Hiểu hơn về một con người tưởng đã là huyền thoại. Bên cạnh đó, tác giả còn cung cấp cho chúng ta những tình tiết lịch sử phức tạp, đưa ra một cái nhìn mới mẻ, nhân văn về lịch sử.