Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 – Cánh Diều 6

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 – Cánh Diều 6

Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 16), thuộc sách Cánh Diều, tập 2.

Bạn đang đọc: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 – Cánh Diều 6

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 – Cánh Diều 6

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 16)

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho học sinh lớp 6, được chúng tôi đăng tải. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 16)

Câu 1. Xếp các từ sau đây vào hai nhóm từ ghép, từ láy: mẫm bóng, hủn hoẳn, lợi hại, phành phạch, giòn giã.

Gợi ý:

  • Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại
  • Từ láy: hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã

Câu 2. Các từ “mẫm bóng, hủn hoắn” là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài. Qua các từ đó, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn?

  • Mẫm bóng: mập mạc, chắc khỏe (miêu tả đôi càng); hủn hoẳn: ngắn đến nỗi khó coi (miêu tả đôi cánh).
  • Các từ láy trên đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về đặc điểm ngoại hình của Dế Mèn: khỏe mạnh hơn, đẹp đẽ hơn.

Câu 3. Các thành ngữ “ chết ngay đuôi, vái cả sáu tay” mà nhà văn Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có điểm gì khác những thành ngữ đã có sẵn như “chết thẳng cẳng, vái cả hai tay” ? Theo em, thành ngữ nào phù hợp hơn đề nói về loài dế?

  • Thành ngữ “chết ngay đuôi, vái cả sáu tay” khác ở chỗ sử dụng từ “đuôi” thay cho “cẳng” và “sáu tay” thay cho “hai tay”.
  • Thành ngữ do Tô Hoài sáng tạo phù hợp hơn khi sử dụng để nói về đặc điểm của Dế Mèn (chúng có đuôi, 6 cái càng).

Câu 4. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng đần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

b. Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

c. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán diêm)

Gợi ý:

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

b. Những gã xốc nổi

c. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

Câu 5. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

Thành tố phụ trước

Danh từ trung tâm

Thành tố phụ sau

những, cái

vuốt

ở khoeo, ở chân

những

xốc nổi

hàng, ngàn

ngọn nến

sáng rực, lấp lánh, trên cành lá xanh tươi

rất nhiều

bức tranh

màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

=> Tác dụng: Giúp cho các sự vật trong các câu văn trở nên cụ thể, sinh động hơn.

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Gợi ý:

Mẫu 1

Khi đọc đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với nhân vật Dế Mèn. Một chàng dế rất khỏe mạnh, cường tráng. Dế Mèn sống tự lập từ lúc còn rất nhỏ. Hàng ngày, chú ta đi chu du khắp nơi, đi đến đâu cũng làm cho những con vật nhỏ bé sợ hãi. Đặc biệt là người hàng xóm của Dế Mèn – Dế Choắt. Cậu ta là một chú dế gầy gò, ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn đã luôn có thái độ trịch thượng, coi thường Choắt. Một hôm, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Sau đó, Dế Mèn đã nhận ra bài học đường đời đầu tiên quý giá.

Câu mở rộng: Một chàng dế rất khỏe mạnh, cường tráng. (Cụm danh từ: một chàng dế)

Mẫu 2

Trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, nhân vật ông lão đánh cá đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả con cá vàng về biển khi nghe thấy lời cầu xin. Tuy cuộc sống nghèo khổ, nhưng ông vẫn không vì thế mà nảy sinh lòng tham muốn cá vàng đền đáp. Nhưng ông lão cũng là một con người quá nhu nhược. Dù bà vợ độc ác hết lần này đến lần khác mắng mỏ, đưa ra những yêu cầu vô lí. Ông vẫn chỉ biết lẳng lặng làm theo, không hề có chút phản kháng. Như vậy, nhà văn Puskin đã xây dựng nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Tuy nhiên nhân vật này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta về sự nhu nhược trong cuộc sống.

Câu mở rộng: Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả con cá vàng về biển khi nghe thấy lời cầu xin. (Cụm danh từ: con người lương thiện ấy)

Xem thêm: Đoạn văn cảm nghĩ về một nhân vật trong Bài học đường đời đầu tiên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *