Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 – Cánh diều 7

Hôm nay, Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt (trang 26), thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Bạn đang đọc: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 – Cánh diều 7

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 – Cánh diều 7

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 26)

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 26)

Câu 1. Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a. Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.

b. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết…

c. Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút!

d. Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

Gợi ý:

– Tìm và giải thích nghĩa:

a. Tía: bố

b. má: mẹ

c. vách: tường

d. bả: bà ấy

– Các từ địa phương trên được sử dụng ở Nam Bộ.

– Tác dụng: Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách của nhân vật.

Câu 2. Những từ nào trong các câu dưới dây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” của Sơn Tùng.

a. Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể?

b. Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.

c. Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dớ dận nốt.

Gợi ý:

– Từ ngữ địa phương:

a. nớ: kia; nhể: nhỉ

b. ni: này

c. dớ dận: vớ vẩn; mi: mày

– Chúng được sử dụng ở Nghệ An (miền Trung).

– Tác dụng: Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách của nhân vật.

Câu 3. Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau:

a. Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:

– l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng,…

– n, ví dụ: no nê, nao núng,…

– v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ,…

b. Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:

– n , ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản,…

– t , ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá,…

c. Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã :

– Thanh hỏi , ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi,…

– Thanh ngã , ví dụ: nghĩ ngợi, mĩ mãn…

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Gợi ý:

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có sử dụng nhiều từ ngữ địa phương. Có thể kể đến một số từ như tía, má, vách, bả… Việc sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, giúp cho tác phẩm mang đậm chất Nam Bộ và phù hợp với nội dung của tác phẩm. Ngoài ra, các từ ngữ địa phương cũng sẽ góp phần thể hiện tính cách nhân vật một cách chân thực, sống động hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *