Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng, Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt trang 41, thuộc bộ sách Cánh Diều.
Bạn đang đọc: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 – Cánh Diều 6
Mời các bạn học sinh lớp 6 cùng tham khảo trong quá trình học tập môn Ngữ văn. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 41)
1. Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.
a.
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đây thôi.
(Bình Nguyên)
b.
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
(Đinh Nam Khương)
Gợi ý:
a.
- Từ láy là: chắt chiu (dành dụm cẩn thận từng ít một vì coi là quý giá)
- Tác dụng: thể hiện sự lam lũ, tần tảo của người mẹ.
b.
- Từ láy: nghẹn ngào (không nói được lên lời vì quá xúc động), rưng rưng (ứa ra đọng đầy tròng nhưng chưa chảy xuống thành giọt, sắp khóc)
- Tác dụng: thể hiện thái độ xúc động của người con khi thấy được sự vất vả, hy sinh của mẹ.
2. Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
[….]
À ơi này cái Mặt Trời bé con…
(Bình Nguyên)
– Biện pháp tu từ ẩn dụ: hình ảnh “cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng” để chỉ em bé.
– Tác dụng: Nhà thơ muốn qua hình ảnh ẩn dụ để bộc lộ tình yêu thương của người mẹ dành cho em bé, đối với mẹ đứa con giống như ánh trăng mang lại ánh sáng, ấm áp cho cuộc sống.
3. Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?
a.
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nào nặng ngày xa nhau.
(Bình Nguyên)
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
Gợi ý:
a. So sánh em bé bụ bẫm, đáng yêu với “cái khuyết tròn đầy”.
b. Việc hưởng thành quả so sánh “ăn quả”, người tạo ra thành quả so sánh với “kẻ trồng cây”.
c. Những người xấu xa so sánh với “mực”, những người tốt đẹp so sánh với “đèn”.
4. Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng ít nhất một ẩn dụ.
– Gia đình là một phần quan trọng đối với mỗi người.
– Vai trò của gia đình: Là chỗ dựa vững chắc của con người. Ở đó có những người thân yêu thương, bảo vệ chúng ta…
Điều cần làm đối với gia đình: Trân trọng gia đình, yêu thương và tôn trọng những người thân…
Gợi ý:
Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, đó là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.
Xem thêm: Đoạn văn về chủ đề tình cảm gia đình
* Bài tập ôn luyện:
Xác định từ láy trong đoạn văn sau:
“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.”
(Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)
Gợi ý:
Các từ láy là: tràn trề, ngào ngạt, long lanh, gay gắt, dần dần.
2. Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng Lăng Bác, Viễn Phương)
– Biện pháp tu từ ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ 2.
– Tác dụng: “Mặt trời” trong câu thơ thứ 2 tượng trưng cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với dân tộc Việt Nam, Bác cũng giống như ánh mặt trời của thiên nhiên, đem lại ánh sáng cho nhân dân. Nhưng đó là ánh sáng của cách mạng giúp nhân dân giành lại được độc lập, tự do.