Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài, hôm nay, Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 48, thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Bạn đang đọc: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 – Cánh diều 7
Mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 48)
Câu 1. Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì?
– Các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược):
- lưng mẹ còng – cau thẳng
- cau ngọn xanh rờn – mẹ đầu bạc trắng
- cau ngày càng cao – mẹ ngày một thấp
- cau gần giời – mẹ gần đất
– Tác dụng: Gợi ra sự liên tưởng cho người đọc về tuổi già của người mẹ.
Câu 2. Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
Tác dụng: Hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên sự già nua héo hắt của người mẹ. Qua đó, tác giả thể hiện sự trân trọng cũng như xót xa trước hình ảnh của người mẹ thân yêu.
Câu 3. Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?
Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già” hỏi nhưng thực chất là để bộc lộ cảm xúc đau đớn, thương xót khi tuổi già đã đến với mẹ.
Câu 4. Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?
- “Người thuê viết nay đâu?”: Bộc lộ tâm trạng buồn bã, nuối tiếc.
- “Những người mua năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”: Lời than trách cho số phận của ông đồ.