Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50 – Chân trời sáng tạo 10

Nhằm giúp học sinh có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thực hành tiếng Việt trang 50.

Bạn đang đọc: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50 – Chân trời sáng tạo 10

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50 – Chân trời sáng tạo 10

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 50)

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 50)

Câu 1. Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

– Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).

– Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

– Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

Gợi ý:

a. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây:

– Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

  • Sử dụng kí hiệu: […]
  • Đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
  • Cụm từ: Lược dẫn, Lược một đoạn

– Ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

  • Kí hiệu [..]: phần bị lược bỏ
  • Số 1,2.. ở phía trên: từ, cụm từ được chú thích

– Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:

  • Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này.
  • Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông.

b. Gặp Ka-ríp và Xi-la

– Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược: Cụm từ “Lược một đoạn”.

– Ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu: Số 1,2… ở phía trên: từ, cụm từ được chú thích.

– Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản: Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy.

c. Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Không có phần bị tỉnh lược.

Câu 2. Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?

Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ khiến cho người đọc:

  • Không hiểu được nội dung của toàn văn bản.
  • Không có đánh giá toàn diện về văn bản.

Câu 3. Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.

  • Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn: 4 lần.
  • Các trình dẫn đã được chú thích rõ ràng khi nội dung được trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, phía trước là dấu hai chấm.

Câu 4. Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường.

(Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy.

(Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

(Trích sử thi Đăm Săn)

Gợi ý:

a. Sự vật được so sánh (các bạn đồng hành của tôi…) đứng sau sự vật dùng để so sánh (người đi câu ngồi trên mỏm đá cao…).

b. Cả 2 vế câu đều sử dụng so sánh.

c. Sự vật được so sánh với ba sự vật dùng để so sánh (nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước)

Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:

Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế?

(Trích sử thi Đăm Săn)

– Biện pháp tu từ nói quá: “Đăm Săn uống không biết say… biết chán”. Tác dụng: Cho thấy sự vui mừng, sung sướng của Đăm Săn khi giành được chiến thắng.

– Biện pháp tu từ nói quá: “Cả một vùng nhão ra nước… Các cô gái đi lại vú đụng vú”. Tác dụng: Cho thấy không khí hết sức vui tươi, rộn ràng của khung cảnh ăn mừng sau chiến thắng của Đăm Săn.

Từ đọc đến viết

Từ việc đọc hai văn bản sử thi trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất của người anh hùng sử thi, trong đó có đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản hoặc chú thích trích dẫn.

Gợi ý:

Văn bản “Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây” và “Gặp Ka-ríp và Xi-la” đã giúp tôi hiểu hơn về phẩm chất của người anh hùng sử thi. Hai nhân vật chính là Đăm Săn và Ô-đi-xê đều được đặt vào những cuộc chiến đấu để bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của mình. Trước hết, nhân vật Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây hiện lên là một tù trưởng tài giỏi, dũng cảm với sức mạnh phi thường. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem quân đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Việc Đăm Săn khiêu chiến với Mtao Mxây chứng tỏ chàng là một người coi trọng danh dự của cá nhân, cộng đồng. Đứng trước một Mtao Mxây múa khiên như trò chơi, “khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ”. Đăm Săn đã tự tin thể hiện sự dũng cảm cũng như sức mạnh phi thường của mình: “Một lần xốc tới, chàng vượt qua đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây…”. Không chỉ vậy, khi Đăm Săn đớp được miếng trầu mà Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn, giúp cho sức chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp. Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của ông trời, Đăm Săn đã đánh bại được Mtao Mxây. Chàng còn thuyết phục những người nô lệ đi theo mình. Cũng giống như Đăm Săn, nhân vật Ô-đi-xê cũng là thuyền trưởng dũng cảm, trí tuệ khi dám đối đầu trước hai quái vật biển Ka-ríp và Xi-la. Khi được Xi-ếc-xê căn dặn về nguy hiểm phía trước, Ô-đi-xê đã nói với những người bạn đồng hành để bàn bạc kế hoạch. Chàng còn căn dặn họ rất tỉ mỉ rằng hãy coi chừng các nàng Xi-ren quyến rũ, coi chừng giọng hát và cánh đồng cỏ đầy hoa của họ và chỉ để một mình Ô-đi-xê nghe. Nhưng cần phải lấy dây trói chặt Ô-đi-xê vào cột buồm để buộc chàng phải đứng yên một nơi. Nếu Ô-đi-xê có van xin hay ra lệnh cho các thủy thủ cởi trói ra thì hãy trói chặt thêm nữa. Khi những người bạn đồng hành sợ hãi thì đã trấn an tinh thần họ: “Các bạn ơi! Chúng ta chẳng phải là những người chưa qua thử thách…”. Như vậy, có thể thấy rằng người anh hùng trong sử thi đều mang những vẻ đẹp chung về phẩm chất.

Phần được trích dẫn: Khi những người bạn đồng hành sợ hãi thì đã trấn an tinh thần họ: “Các bạn ơi! Chúng ta chẳng phải là những người chưa qua thử thách…”.

Xem thêm: Đoạn văn về một phẩm chất của người anh hùng sử thi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *