Bài Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 64, được Download.vn giới thiệu đến các bạn học sinh.
Bạn đang đọc: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 – Kết nối tri thức 7
Mong rằng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 sẽ chuẩn bị bài nhanh chóng hơn, mời tham khảo nội dung chi tiết ngay dưới đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 64)
Câu 1. Chỉ ra thuật ngữ trong những câu sau và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy.
a. Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta.
b. Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại.
c. Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước.
d. Thời nay, với sự xuất hiện của in-tơ-nét và sách điện tử, cách đọc cũng đa dạng: đọc không chỉ là nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn nhìn vào màn hình chiếu sáng.
Gợi ý:
a. ngụ ngôn
b. triết học
c. văn hóa
d. in-tơ-nét, sách điện tử
=> Các từ trên được sử dụng trong một lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học nhất định.
Câu 2. Hãy tra từ điển hoặc các loại tài liệu thích hợp để tìm hiểu nghĩa của các thuật ngữ đã tìm được ở bài tập 1.
– “Ngụ ngôn”: Lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.
– Triết học: là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.
– Văn hóa: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. (Theo UNESCO)
– Internet: Là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau
– Sách điện tử: là một quyển sách được xuất bản và phát hành cho các thiết bị kỹ thuật số, bao gồm văn bản, hình ảnh hoặc cả hai, có thể đọc được trên màn hình phẳng của máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.
Câu 3. Trong các từ ngữ in đậm ở những cặp câu dưới đây, trường hợp nào là thuật ngữ, trường hợp nào là từ ngữ thông thường? Cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy.
a. Cặp câu thứ nhất:
– Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc.
– Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc.
b. Cặp câu thứ hai:
– Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng.
– Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.
c. Cặp câu thứ ba:
– Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc.
– Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.
Gợi ý:
– Các trường hợp từ in đậm được dùng với tư cách là một thuật ngữ:
a. Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc .
b. Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng .
c. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.
– Các trường hợp còn lại được sử dụng với tư cách là từ ngữ thông thường.
– Dựa vào: Ngữ cảnh của câu văn.