Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 – Kết nối tri thức 6

Để củng cố kiến thức về từ đồng âm và từ đa nghĩa, học sinh sẽ được học bài thực hành tiếng Việt. Chính vì vậy, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 92).

Bạn đang đọc: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 – Kết nối tri thức 6

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 – Kết nối tri thức 6

Mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6 có thể hiểu rõ hơn về bài học. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 92)

    Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 92)

    Nhận biết từ đồng âm

    – Đọc câu sau và chú ý những từ đồng giống nhau về âm: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. 

    – Từ chín thứ nhất chỉ tính chất còn còn từ chín thứ hai chỉ số lượng. Nghĩa của hai từ này hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. Nghĩa của hai từ đồng âm này được xác định nhờ sự kết hợp của chúng với các từ khác trong câu.

    Nhận biết từ đa nghĩa

    – Nếu từ đồng âm là các từ có âm giống nhau nhưng khác nghĩa nhau, không liên quan với nhau thì với trường hợp từ đa nghĩa, các nghĩa khác nhau của một từ lại có liên quan với nhau.

    – Ví dụ:

    (1) Tôi ăn cơm.

    (2) Xe này ăn xăng nhiều.

    Từ ăn trong ăn cơm có nghĩa là “tự cho vào cơ thể thức nuôi sống”, còn trong ăn xăng có nghĩa là “tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động”. Có thể thấy rõ hai nghĩa này liên quan với nhau. Như vậy một từ ăn kết hợp từ đa nghĩa với những từ khác trong câu, người đọc (người nghe) có thể nhận biết nghĩa nào của từ đa nghĩa được sử dụng.

    Từ đồng âm và từ đa nghĩa

    1. Trong ba trường hợp sau ta có một từ bóng đa nghĩa hay có các từ bóng đồng âm với nhau? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp.

    a. Lờ đờ bóng ngả trăng nghênh
    Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non

    b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.

    c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng.

    Gợi ý:

    – Các từ bóng trên là từ đồng âm với nhau.

    – Giải thích:

    • Bóng a: vùng không được ánh sáng chiếu tới do bị một vật che khuất, hoặc hình của vật ấy trên nền.
    • Bóng b: quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao.
    • Bóng c: nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt gương.

    2. Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong các câu sau. Theo em, đó có phải là từ đồng âm hay không. Vì sao?

    a.

    Đường lên xứ Lạng bao xa. (1)

    – Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường. (2)

    Gợi ý:

    • Đường (1): khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.
    • Đường (2): chất kết tinh có vị ngọt, được tạo ra từ mía hoặc củ cải đường.

    b.

    – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. (1)

    – Tôi mua bút này với gia hai mươi nghìn đồng. (2)

    Gợi ý:

    • Đồng (1): khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt, v.v.
    • Đồng (2): đơn vị tiền tệ.

    => Đây đều là các từ đồng âm nhưng khác nghĩa.

    3. Nghĩa của từ trái trong những trường hợp sau đây có liên quan gì với nhau không? Vì sao?

    a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái.

    b. Bố vừa mua cho em một trái bóng.

    c. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

    Gợi ý:

    Từ trái trong các câu sau có nghĩa liên quan đến nhau, đều là danh từ chỉ một sự vật.

    4. Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa trong các câu sau:

    a. Con cò có cái cổ cao.

    b. Cổ tay em trắng như ngà
    Con mắt em liếc như là dao câu

    c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

    – Từ đa nghĩa: cổ cao và cổ tay

    • cổ cao: bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân (nghĩa gốc)
    • cổ tay: phần đầu của các bộ phận (nghĩa chuyển)

    – Từ đa nghĩa: phố cổ (thuộc về thời xa xưa)

    5. Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non. Tìm thêm một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác

    – Nghĩa của từ nặng: có tình cảm gắn bó, không dễ dứt bỏ được

    – Một số từ ngữ có từ nặng nhưng dùng với nghĩa khác:

    • cân nặng (có trọng lượng bao nhiêu đó)
    • phạt nặng (ở mức độ cao, có tác dụng làm cho phải chịu đựng nhiều, đòi hỏi nhiều sự vất vả hoặc có thể dẫn đến hậu quả tai hại, nghiêm trọng)
    • dấu nặng (tên gọi một thanh điệu của tiếng Việt)…

    * Bài tập ôn luyện thêm: 

    Câu 1. Xác định các trường hợp sau là từ đồng âm hay đa nghĩa:

    a. tai

    (1) Chú mèo có một đôi tai nhỏ bé.

    (2) Cái tai cốc được làm bằng nhôm.

    b. sai

    (1) Cậu làm bài toán này sai rồi.

    (2) Mẹ sai em đi mua trứng gà.

    c. ăn

    (1) Cây mía này đã bị sâu.

    (2) Chiếc giếng này rất sâu.

    Câu 2. Viết một đoạn văn có sử dụng từ đồng âm hoặc từ nhiều nghĩa.

    Gợi ý:

    Câu 1. 

    a.

    • Tai (1): Cơ quan ở đầu người hay động vật dùng để nghe.
    • Tai (2): Bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai.

    => Từ nhiều nghĩa

    b.

    • Sai (1): hông giống, không phù hợp với cái hoặc điều có thật
    • Sai (2): bảo người dưới làm việc gì đó cho mình

    => Từ đồng âm

    c.

    • Sâu (1): bị sâu ăn, hay bị hư hỏng tựa như sâu ăn
    • Sâu (2): có khoảng cách bao nhiêu đó tính từ miệng hoặc bề mặt đến đáy.

    => Từ đồng âm

    Câu 2.

    Trong kí ức của tôi, quê hương hiện lên thật tươi đẹp. Khi còn nhỏ, tôi thường về quê ngoại chơi. Không giống như vẻ ồn ào của thành phố, quê ngoại của tôi là một vùng quê yên bình. Mỗi buổi sáng, tôi lại dậy sớm rồi cùng bà ngoại đi dạo quanh xóm làng. Ông mặt trời đã thức dậy từ phía chân trời đằng Đông. Ánh nắng chói chang đã bao trùm lên mọi vật. Hai bà cháu vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Bầu không khí ở đây mới trong lành làm sao! Cây cối hai bên đường xanh tươi, rợp bóng mát. Trên đường chỉ có các bác nông dân dắt trâu ra đồng. Phía xa là cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ươm. Những bông lúa trĩu hạt rung rinh trong cơn gió sớm mai. Hương lúa thơm ngào ngạt khiến tôi cảm thấy thật dễ chịu. Mỗi ngày, tôi đều được thưởng thức những món ăn do bà ngoại nấu. Toàn là những món đậm chất thôn quê như canh rau mồng tơi, cua đồng rang me, cá om dưa… Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu quê hương của mình biết bao nhiêu. Ngày hôm nay, quê hương tôi đã có nhiều thay đổi. Nhưng trong kí ức của tôi, vẻ đẹp bình dị này vẫn còn mãi. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để mai này góp phần dựng xây quê hương.

    Từ đa nghĩa: chân (chân trời)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *