Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện được ước mơ công lí, chính nghĩa của nhân dân “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

Bạn đang đọc: Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 9: Thúy Kiều báo ân báo oán. Nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.

Soạn văn 9: Thúy Kiều báo ân báo oán

    Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán – Mẫu 1

    Soạn văn Thúy Kiều báo ân báo oán chi tiết

    I. Tác giả

    – Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

    – Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

    – Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

    – Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

    – Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

    – Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

    – Một số tác phẩm như:

    • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
    • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

    II. Tác phẩm

    1. Vị trí đoạn trích

    – Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

    – Nội dung: Sau khi chịu nhiều đau khổ, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn, trả oán. Đoạn trích trên tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán.

    2. Bố cục

    Gồm 2 phần:

    • Phần 1. Từ “Cho gươm mời đến Thúc Lang” đến “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”: Thúy Kiều báo ân Thúc Sinh.
    • Phần 2. Còn lại. Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.

    III. Đọc – hiểu văn bản

    1. Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh

    – Hoàn cảnh: Sau khi cứu Kiều thoát khỏi lầu xanh, Từ Hải không chỉ cho nàng một danh phận mà còn giúp Kiều báo ân, báo oán.

    – Người được mời đến đầu tiên là Thúc Sinh: ‘Cho gươm mời đến Thúc lang – Kiều nghĩ đến chuyện báo ân trước, cho thấy nàng là người có tấm lòng nhân hậu.

    – Hình ảnh Thúc Sinh: “Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run” – hoảng sợ, bước đi không vững. Hình ảnh phù hợp với tính cách của Thúc Sinh: tốt bụng nhưng quá nhu nhược, không dám bảo vệ người mình yêu.

    – Lời nói của Thúy Kiều thể hiện sự trân trọng hành động cứu giúp trước đây của Thúc Sinh:

    Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
    Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
    Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
    Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?…

    – Ân tình của Thúc Sinh đối với Kiều: cứu nàng ra khỏi lầu xanh, tức là giúp nàng thoát khỏi cuộc đời ô nhục. Thời gian sống cùng Thúc Sinh tuy ngắn ngủi nhưng yên ổn, hạnh phúc.

    – Hai chữ “người cũ” biểu hiện tấm lòng biết ơn của nàng, tuy không thể tiếp tục chung sống nhưng vẫn trân trọng tình nghĩa của Thúc Sinh.

    – Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh éo le của Thúc Sinh, nên không oán trách mà còn “Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân” để đền đáp ơn nghĩa của chàng “Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”.

    – Sau đó, nàng nhắc đến Hoán Thư với những vết thương còn rỉ máu:

    Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
    Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
    Kiến bò miệng chén chưa lâu,
    Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

    Việc sử dụng những thành ngữ “kẻ cắp gặp bà già”, “kiến bò miệng chén” kết hợp với lời khẳng định “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” hứa hẹn một cuộc báo oán dành cho Hoạn Thư.

    2. Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư

    * Thái độ, lời lẽ của Kiều:

    – Thúy Kiều gặp lại Hoạn Thư trong hoàn cảnh vị thế đã thay đổi: Kiều ở vị thế của người xét xử, Hoạn Thư là người mang tội.

    – Nhưng Kiều vẫn xưng hô như trước: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”

    – Thái độ mỉa mai, đay nghiến Hoạn Thư: “Dễ dàng là thói hồng nhan/Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

    => Lời lẽ, thái độ của Kiều cho thấy nàng quyết tâm trừng trị Hoạn Thư.

    * Thái độ, lời lẽ của Hoạn Thư:

    – Trước lời lẽ của Kiều, Hoạn Thư cũng “hồn lạc phách xiêu” và “khấn đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”: đầy sự sợ hãi.

    – Nhưng với bản chất khôn ngoan của mình, Hoạn Thư đã nhanh chóng lấy lại tinh thần để biện minh cho mình:

    Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
    Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

    => Lí lẽ tưởng chừng như vô cùng hợp lý khi đưa bản thân về phía Kiều – cùng chung hoàn cảnh là “phận đàn bà”, việc “ghen tuông” cũng là thường tình. Hoạn Thư đưa ra lập luận để Kiều thấy mình chỉ là nạn nhân của chế độ đa thê.

    – Hoạn Thư còn kể lại công lao của mình:

    Nghĩ cho khi gác viết kinh,
    Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

    Hai câu thơ nhắc lại việc Hoạn Thư cho Thúy Kiều ra gác ở Kinh Quan Âm, cũng như không bắt nàng khi bỏ trốn. Dường như Hoạn Thư từ tội nhân đã trở thành ân nhân của Kiều – sự khôn ngoan.

    – Cuối cùng, Hoạn nhận hết tội lỗi về mình:

    Trót lòng gây việc chông gai,
    Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.

    Hoạn Thư đã biết đánh vào tấm lòng nhân hậu, thương người của Kiều. ĐIều đó cho thấy sự “sâu sắc từng trải” cũng như “khôn ngoan đến mức tinh quái”.

    – Lời lẽ ấy khiến Kiều buộc phải khen:

    Khen cho: Thật đã nên rằng,
    Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.

    => Sự khó xử của Kiều, không biết nên tha thứ hay xử tội.

    – Cuối cùng nàng quyết định:

    Đã lòng tri quá thì nên,
    Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

    => Quyết định đó không chỉ xuất phát từ lời lẽ thuyết phục của Hoạn Thư mà quan trọng là đến từ tấm lòng nhân hậu của Kiều.

    Tổng kết: 

    – Nội dung: Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân, báo oán” đã thể hiện được ước mơ công lí, chính nghĩa của nhân dân “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

    – Nghệ thuật: ngôn ngữ đối thoại độc đáo, sử dụng nhiều thành ngữ…

    Soạn văn Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn

    I. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân (trả ơn)

    a. Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người thế nào?

    b. Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư.

    Gợi ý:

    a. Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, có thể thấy Kiều là một con người trọng tình, trọng nghĩa.

    b.

    – Việc nhắc đến Hoạn Thư là do Hoạn Thư chính là nguyên nhân dẫn đến những đau khổ của Kiều. Đồng thời cho thấy Kiều hiểu được hoàn cảnh éo le của Thúc Sinh nên không trách móc chàng.

    – Sự khác nhau về ngôn ngữ nhằm phù hợp với đối tượng, mục đích giao tiếp.

    Câu 2. Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán:

    – Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu thế nào?

    – Thái độ của Kiều qua giọng điệu ấy?

    Gợi ý:

    – Những lời đầu tiên Kiều nói với hoạn thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến.

    – Thái độ của Kiều qua giọng điệu: quyết tâm báo thù, cảnh báo trước về những điều sắp xảy ra.

    Câu 3. Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ để gỡ tội. Em hãy tìm hiểu

    – Trình thự lý lẽ của Hoạn Thư:

    • xóa đi ranh giới kẻ thù – nạn nhân (cùng là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình)
    • biến mình trở thành ân nhân (đưa Kiều ra kinh Quân Âm, không đuổi bắt khi Kiều chạy trốn)
    • nhận lỗi lầm, hy vọng được tha thứ

    – Các lí lẽ ấy tác động đến Kiều: Ban đầu đồng cảm, sau đó bắt đầu khó xử không biết nên tha hay trừng trị.

    – Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này: khôn ngoan, mưu mô và nhiều thủ đoạn.

    Câu 4. Vì sao Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người thế nào?

    – Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư vì: bản tính nhân hậu, khoan dung của nàng.

    – Việc làm ấy là hợp lý. Nguyên nhân: Phù hợp với tính cách của Thúy Kiều.

    – Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người có tấm lòng vị tha.

    Câu 5. Phân tích tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư

    – Thúy Kiều: một người phụ nữ trọng tình nghĩa, giàu lòng vị tha. Đối với Thúc Sinh thì không oán trách mà chỉ nghĩ đến ơn nghĩa. Đối với Hoạn Thư thì dù muốn báo oán nhưng bản chất lương thiện khiến nàng không thể hành động.

    – Hoạn Thư là một người phụ nữ khôn ngoan, có tâm địa và thủ đoạn. Trong hoàn cảnh “hồn lạc phách xiêu” những được những lí lẽ chặt chẽ để thuyết phục Kiều tha cho mình.

    II. Luyện tập

    Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

    Gợi ý:

    – Thúy Kiều: Giàu lòng nhân hậu, yêu ghét rõ ràng, trọng tình nghĩa (có ơn thì trả, có thù phải báo). Trong hoàn cảnh báo thù với một người đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho mình, nhưng vẫn bị lời lẽ của Hoạn Thư làm cho đồng cảm, khó xử.

    => Bản chất lương thiện không thay đổi dù trải qua nhiều sóng gió.

    – Hoạn Thư: “quý quái tinh ma” – khôn ngoan, nhiều mưu kế. Dù là ở vị thế cao hay thấy vẫn đưa ra những lí lẽ để đạt được mục đích.

    => Dù trong hoàn cảnh nào vẫn rất giảo hoạt, tinh ranh.

    Soạn bài Thúy Kiều báo ân, báo oán – Mẫu 2

    I. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân (trả ơn).

    a. Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người thế nào?

    b. Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư.

    Gợi ý:

    a. Thúy Kiều là một con người trọng tình, trọng nghĩa.

    b.

    – Việc nhắc đến Hoạn Thư là do Hoạn Thư chính là nguyên nhân dẫn đến những đau khổ của Kiều. Đồng thời cho thấy Kiều hiểu được hoàn cảnh éo le của Thúc Sinh nên không trách móc chàng.

    – Sự khác nhau về ngôn ngữ nhằm phù hợp với đối tượng, mục đích giao tiếp.

    Câu 2. Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán:

    – Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu thế nào?

    – Thái độ của Kiều qua giọng điệu ấy?

    Gợi ý:

    • Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến.
    • Thái độ quyết tâm báo thù, cảnh báo trước về những điều sắp xảy ra.

    Câu 3. Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ để gỡ tội. Em hãy tìm hiểu

    – Trình thự lý lẽ của Hoạn Thư:

    • xóa đi ranh giới kẻ thù – nạn nhân (cùng là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình)
    • biến mình trở thành ân nhân (đưa Kiều ra kinh Quân Âm, không đuổi bắt khi Kiều chạy trốn)
    • nhận lỗi lầm, hy vọng được tha thứ

    – Các lí lẽ ấy tác động đến Kiều: Ban đầu đồng cảm, sau đó bắt đầu khó xử không biết nên tha hay trừng trị.

    – Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này: khôn ngoan, mưu mô và nhiều thủ đoạn.

    Câu 4. Vì sao Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người thế nào?

    • Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư vì: bản tính nhân hậu, khoan dung của nàng.
    • Việc làm ấy là hợp lý. Nguyên nhân: Phù hợp với tính cách của Thúy Kiều.
    • Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người có tấm lòng vị tha.

    Câu 5. Phân tích tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư.

    – Thúy Kiều: một người phụ nữ trọng tình nghĩa, giàu lòng vị tha. Đối với Thúc Sinh thì không oán trách mà chỉ nghĩ đến ơn nghĩa. Đối với Hoạn Thư thì dù muốn báo oán nhưng bản chất lương thiện khiến nàng không thể hành động.

    – Hoạn Thư là một người phụ nữ khôn ngoan, có tâm địa và thủ đoạn. Trong hoàn cảnh “hồn lạc phách xiêu” những được những lí lẽ chặt chẽ để thuyết phục Kiều tha cho mình.

    II. Luyện tập

    Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

    Gợi ý:

    Thúy Kiều là một con người giàu lòng nhân hậu, yêu ghét rõ ràng, trọng tình nghĩa (có ơn thì trả, có thù phải báo). Trong hoàn cảnh báo thù với một người đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho mình, nhưng vẫn bị lời lẽ của Hoạn Thư làm cho đồng cảm, khó xử. Bản chất lương thiện không thay đổi dù trải qua nhiều sóng gió.

    Còn Hoạn Thư: “quý quái tinh ma” – khôn ngoan, nhiều mưu kế. Dù là ở vị thế cao hay thấy vẫn đưa ra những lí lẽ để đạt được mục đích. Dù Hoạn Thư đang ở trong tình thế kẻ chịu tội vẫn bộc lộ rất rõ bản chất giảo hoạt, tinh ranh.

    Soạn bài Thúy Kiều báo ân, báo oán – Mẫu 3

    (1) Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều.
    • Dẫn dắt, giới thiệu về đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán.

    (2) Thân bài

    a. Vị trí đoạn trích

    – Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

    – Nội dung: Sau khi chịu nhiều đau khổ, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn, trả oán. Đoạn trích trên tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán.

    b. Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh

    – Hoàn cảnh: Sau khi cứu Kiều thoát khỏi lầu xanh, Từ Hải không chỉ cho nàng một danh phận mà còn giúp Kiều báo ân, báo oán.

    – Người được mời đến đầu tiên là Thúc Sinh: ‘Cho gươm mời đến Thúc lang – Kiều nghĩ đến chuyện báo ân trước, cho thấy nàng là người có tấm lòng nhân hậu.

    – Hình ảnh Thúc Sinh: “Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run” – hoảng sợ, bước đi không vững. Hình ảnh phù hợp với tính cách của Thúc Sinh: tốt bụng nhưng quá nhu nhược, không dám bảo vệ người mình yêu.

    – Lời nói của Thúy Kiều thể hiện sự trân trọng hành động cứu giúp trước đây của Thúc Sinh:

    “Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
    Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
    Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
    Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?…”

    – Ân tình của Thúc Sinh đối với Kiều: cứu nàng ra khỏi lầu xanh, tức là giúp nàng thoát khỏi cuộc đời ô nhục. Thời gian sống cùng Thúc Sinh tuy ngắn ngủi nhưng yên ổn, hạnh phúc.

    – Hai chữ “người cũ” biểu hiện tấm lòng biết ơn của nàng, tuy không thể tiếp tục chung sống nhưng vẫn trân trọng tình nghĩa của Thúc Sinh.

    – Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh éo le của Thúc Sinh, nên không oán trách mà còn “Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân” để đền đáp ơn nghĩa của chàng “Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”.

    – Sau đó, nàng nhắc đến Hoán Thư với những vết thương còn rỉ máu:

    “Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
    Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
    Kiến bò miệng chén chưa lâu,
    Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”

    Việc sử dụng những thành ngữ “kẻ cắp gặp bà già”, “kiến bò miệng chén” kết hợp với lời khẳng định “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” hứa hẹn một cuộc báo oán dành cho Hoạn Thư.

    b. Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư

    * Thái độ, lời lẽ của Kiều:

    – Thúy Kiều gặp lại Hoạn Thư trong hoàn cảnh vị thế đã thay đổi: Kiều ở vị thế của người xét xử, Hoạn Thư là người mang tội.

    – Nhưng Kiều vẫn xưng hô như trước: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”

    – Thái độ mỉa mai, đay nghiến Hoạn Thư: “Dễ dàng là thói hồng nhan/Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

    => Lời lẽ, thái độ của Kiều cho thấy nàng quyết tâm trừng trị Hoạn Thư.

    * Thái độ, lời lẽ của Hoạn Thư:

    – Trước lời lẽ của Kiều, Hoạn Thư cũng “hồn lạc phách xiêu” và “khấn đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”: đầy sự sợ hãi.

    – Nhưng với bản chất khôn ngoan của mình, Hoạn Thư đã nhanh chóng lấy lại tinh thần để biện minh cho mình:

    “Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
    Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.”

    => Lí lẽ tưởng chừng như vô cùng hợp lý khi đưa bản thân về phía Kiều – cùng chung hoàn cảnh là “phận đàn bà”, việc “ghen tuông” cũng là thường tình. Hoạn Thư đưa ra lập luận để Kiều thấy mình chỉ là nạn nhân của chế độ đa thê.

    – Hoạn Thư còn kể lại công lao của mình:

    “Nghĩ cho khi gác viết kinh,
    Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.”

    Hai câu thơ nhắc lại việc Hoạn Thư cho Thúy Kiều ra gác ở Kinh Quan Âm, cũng như không bắt nàng khi bỏ trốn. Dường như Hoạn Thư từ tội nhân đã trở thành ân nhân của Kiều – sự khôn ngoan.

    – Cuối cùng, Hoạn nhận hết tội lỗi về mình:

    “Trót lòng gây việc chông gai,
    Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.”

    Hoạn Thư đã biết đánh vào tấm lòng nhân hậu, thương người của Kiều. ĐIều đó cho thấy sự “sâu sắc từng trải” cũng như “khôn ngoan đến mức tinh quái”.

    – Lời lẽ ấy khiến Kiều buộc phải khen:

    “Khen cho: Thật đã nên rằng,
    Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.’”

    => Sự khó xử của Kiều, không biết nên tha thứ hay xử tội.

    – Cuối cùng nàng quyết định:

    “Đã lòng tri quá thì nên,
    Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.”

    => Quyết định đó không chỉ xuất phát từ lời lẽ thuyết phục của Hoạn Thư mà quan trọng là đến từ tấm lòng nhân hậu của Kiều.

    (3) Kết bài

    Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *