Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội – Cánh diều 10

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội – Cánh diều 10

Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề đáng để trao đổi, bàn luận. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thuyết trình về một vấn đề xã hội. 

Bạn đang đọc: Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội – Cánh diều 10

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội – Cánh diều 10

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 10, khi học bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Soạn văn 10: Thuyết trình về một vấn đề xã hội

    Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội

    1. Định hướng

    a. Trong phần Viết, các em đã rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Phần này tiếp tục rèn luyện thuyết trình về một vấn đề xã hội. Yêu cầu là phải trình bày trước người nghe những ý kiến (nhận xét, đánh giá, bàn luận…) của em về vấn đề đó.

    b. Để thuyết trình về một vấn đề xã hội, cần lưu ý:

    • Lựa chọn vấn đề thuyết trình.
    • Xác định thời lượng thuyết trình và đối tượng người nghe để lựa chọn nội dung, thông tin phù hợp.
    • Sử dụng ngôn ngữ với nét mặt, ánh mắt, giọng điệu… phù hợp với nội dung bài thuyết trình.

    2. Thực hành

    Bài tập: Chọn một trong hai vấn đề sau đây để thuyết trình trước lớp:

    (1) Suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

    (2) Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?

    a. Chuẩn bị

    • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu và lựa chọn vấn đề thuyết trình.
    • Lựa chọn hình thức thuyết trình.
    • Tập thuyết trình.

    b. Tìm ý và lập dàn ý

    • Mở đầu: Giới thiệu vấn đề thuyết trình.
    • Nội dung chính: Thuyết trình nội dung một cách hợp lí.
    • Kết thúc: Khẳng định, đánh giá khái quát lại vấn đề cần bàn luận.

    c. Nói và nghe

    – Người nói:

    • Giới thiệu bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị.
    • Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, các phương tiện hỗ trợ thuyết trình phù hợp.
    • Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, tránh đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn, cần kết hợp ngôn ngữ cử chỉ, ánh mặt…
    • Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

    – Người nghe:

    • Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài thuyết trình, những nội dung cần hỏi lại.
    • Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe, sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt khích lệ…
    • Hỏi lại những điểm chưa rõ, có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài thuyết trình.

    d. Kiểm tra và chỉnh sửa

    – Người nói: Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình (Đã thuyết trình đầy đủ nội dung? Cách thuyết trình, phong cách, thái độ như thế nào? Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả?…)

    – Người nghe: Kiểm tra kết quả nghe (Nội dung ghi chép lại có chính xác không? Thu hoạch được gì về nội dung và cách thức thuyết trình?…)

    * Hướng dẫn bài nói:

    “Đời phải trải qua giông tố, nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Trong cuộc sống, con người sẽ phải trải qua những nghịch cảnh, vậy phải làm gì để có thể vượt lên trên số phận.

    Mỗi người sinh ra đều có một số phận khác nhau. Có người được sống trong giàu sang, có người phải chịu cảnh nghèo khổ. Khi đó, con người cần có bản lĩnh để vượt qua số phận, chinh phục mọi thử thách, thay đổi bản thân để tương lai trở nên tốt đẹp hơn.

    Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống. Chúng ta cần phải có được ý chí, nghị lực để đương đầu với những khó khăn, tìm cách vượt qua để bước đến đích của thành công. Đồng thời, con người cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể tồn tại trong cuộc sống.

    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những nguy cơ. Con người phải biết tự nhận thức được điều đó và luôn học cách thích nghi, đương đầu với mọi thứ. Tuy nhiên, không vì thế mà mỗi người mất đi niềm tin, hy vọng vào một cuộc sống bình yên tốt đẹp hơn trong tương lai. Chúng ta không thể ngăn được khó khăn xuất hiện, nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách đối diện với khó khăn. Lạc quan, tin tưởng để vượt qua cũng như luôn tỉnh táo để đánh giá, xác định phương hướng, mục tiêu cho bản thân.

    Abraham Lincoln là một tấm gương tiêu biểu. Ông cũng xuất thân từ gia đình nghèo khổ, khó khăn và thiếu thốn đủ điều. Cha mẹ ông đều là những nông dân thất học và mù chữ. Bản thân ông cũng không được đến trường thường xuyên. Năm 21 tuổi, ông phải đánh xe bò và bắt đầu cuộc đời tự lập cho chính mình. Sau một thời gian trải qua nhiều nghề nhưng thất bại, ông phát hiện ra mình thích ngành luật. Vào năm 1836, ông đậu kỳ thi trở thành luật sư và bắt đầu hành nghề. Hay như Albert Einstein – một trong những cha đẻ của vật lý hiện đại. Ông được coi là khoa học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với những phát minh, khám phá diệu kỳ làm thay đổi nền văn minh nhân loại. Ít ai biết rằng, từ khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Ông không thể nói cho đến lúc lên bốn và chỉ đọc được mặt chữ khi lên bảy. Cha mẹ, giáo viên cùng những người xung quanh đều cho rằng ông bị thiểu năng và không thể hòa nhập cùng xã hội được. Trong quãng thời gian đi học, ông rất sợ phải đến trường chỉ vì những lời trêu đùa của bạn bè. Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ, ông dần khắc phục được khuyết điểm, tự tin hơn.

    Như vậy, để vượt lên trên số phận, con người cần phải trang bị đầy đủ những phẩm chất và tinh thần cần thiết.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *