Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Tiếng nói của văn nghệ, cung cấp những kiến thức hữu ích.
Bạn đang đọc: Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ
Các bạn học sinh lớp 9 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ tài liệu. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Soạn văn 9: Tiếng nói của văn nghệ
Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ – Mẫu 1
(1) Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi, tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ.
(2) Thân bài
a. Nội dung của văn nghệ
– Đời sống, tình cảm của con người qua góc nhìn của người nghệ sĩ.
– Khám phá sâu cuộc sống trong các quan hệ về tính cách, số phận.
– Đời sống khách quan, cách nhìn, cách đánh giá và tư tưởng của người nghệ sĩ.
b. Khả năng kì diệu của văn nghệ
– Làm cho đời sống tinh thần của con người được đầy đủ, phong phú hơn, đem đến cảm xúc yêu ghét, ý đẹp xấu, niềm vui buồn trong lao động, cuộc sống.
– Góp phần làm tươi mát cuộc sống vất vả, giúp con người biết rung cảm và ước mơ, giữ niềm tin trong cuộc sống.
– Mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.
– Giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.
(3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ”.
Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ – Mẫu 2
I. Tác giả
– Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003), quê ở Hà Nội.
– Sau Cách mạng, ông là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập từ năm 1943.
– Từ 1958 đến 1989, Nguyễn Đình Thi giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
– Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
– Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá phong phú, đa dạng gồm có: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch…
– Năm 1996, Nguyễn Đình Thi được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Truyện, văn xuôi: Xung kích (1951), Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957), Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)…
- Tiểu luận: Mấy vấn đề về văn học (1956), Công việc của người viết tiểu thuyết (1964).
- Thơ: Người chiến sĩ (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Đất nước (1948 – 1955)…
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
Bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề về văn học” (xuất bản 1956).
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: nội dung của văn nghệ.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”: sự cần thiết của văn nghệ trong cuộc sống của con người.
- Phần 3. Còn lại: sự cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của văn nghệ.
3. Tóm tắt
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực cuộc sống qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu giữa người nghệ sĩ và bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn, tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Tiếng nói của văn nghệ
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận.
– Bài “Tiếng nói của văn nghệ” phân tích sức mạnh lớn lao của văn nghệ đối với đời sống của con người qua hai nội dung chính:
- Văn nghệ là mối dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim,
- Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn.
– Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”. Nội dung của văn nghệ.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”. Sự cần thiết của văn nghệ trong cuộc sống của con người.
- Phần 3. Còn lại. Sự cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của văn nghệ.
Câu 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
– Đời sống, tình cảm của con người qua góc nhìn của người nghệ sĩ.
– Khám phá sâu cuộc sống trong các quan hệ về tính cách, số phận.
– Đời sống khách quan, cách nhìn, cách đánh giá và tư tưởng của người nghệ sĩ.
– Có tính giáo dục, tác động mạnh tới người đọc bởi những tình cảm sâu sắc, buồn vui, nghệ sĩ.
– Khiến ta rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, lối sống, quan điểm
Câu 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Con người cần tiếng nói văn nghệ vì văn nghệ có sức mạnh to lớn trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống con người:
– Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người được đầy đủ, phong phú hơn, đem đến cảm xúc yêu ghét, ý đẹp xấu, niềm vui buồn trong lao động, cuộc sống.
– Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống vất vả, giúp con người biết rung cảm và ước mơ, giữ niềm tin trong cuộc sống.
Câu 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)
– Khả năng kì diệu của văn nghệ được lí giải thật sâu sắc:
- Mở rộng khả năng của tâm hồn là cho con người được sống nhiều hơn với tất cả vui buồn, yêu thương, căm hờn, biết nhìn, biết nghe một cách tinh tế, sâu sắc.
- Giải phóng con người khỏi biên giới của chính mình, giúp con người tự xây dựng mình.
- Xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.
– Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường tình cảm.
Câu 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế…)
Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế.
- Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng.
Tổng kết:
- Nội dung: Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú và tự hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.
- Nghệ thuật: Cách viết chặt chẽ, giàu hình ảnh và cảm xúc…
IV. Luyện tập
Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
Gợi ý:
Tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích là “ Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Với tác phẩm này, Lu-i Xe-pun-ve-da đã giúp người đọc nhận thấy sự chân thành là hương vị quan trọng để cuộc sống ý nghĩa hơn. Đồng thời khi chúng ta biết chấp nhận sự khác biệt sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và cả những người bên cạnh. Bắt đầu bằng một lời hứa, nhưng chính trái tim nhân hậu của chú mèo Gióc-ba đã làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Khi đọc từng trang sách, chúng ta đã cùng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc lẫn lộn: vui vẻ, buồn bã, tức giận đến hồi hộp, hạnh phúc của những nhân vật trong truyện. Không chỉ vậy, một thế giới của loài vật hiện lên thật sự sinh động, thú vị khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.
Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ – Mẫu 3
Câu 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận.
– Hệ thống luận điểm:
- Nội dung của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn “mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến.
- Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động mỗi con người qua mỗi rung cảm sâu xa của trái tim.
– Bố cục:
- Phần 1. Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: nội dung của văn nghệ.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”: sự cần thiết của văn nghệ trong cuộc sống của con người.
- Phần 3. Còn lại: sự cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của văn nghệ.
Câu 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
– Đời sống, tình cảm của con người qua góc nhìn của người nghệ sĩ.
– Khám phá sâu cuộc sống trong các quan hệ về tính cách, số phận.
– Đời sống khách quan, cách nhìn, cách đánh giá và tư tưởng của người nghệ sĩ.
– Có tính giáo dục, tác động mạnh tới người đọc bởi những tình cảm sâu sắc, buồn vui, nghệ sĩ.
– Khiến ta rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, lối sống, quan điểm
Câu 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Con người cần tiếng nói văn nghệ vì văn nghệ có sức mạnh to lớn trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống con người:
– Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người được đầy đủ, phong phú hơn, đem đến cảm xúc yêu ghét, ý đẹp xấu, niềm vui buồn trong lao động, cuộc sống.
– Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc sống bên ngoài, tất cả sự sống, hoạt động, vui buồn gần gũi…
– Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống vất vả, giúp con người biết rung cảm và ước mơ, giữ niềm tin trong cuộc sống.
Câu 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)
- Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường đến với người đọc, người nghe.
- Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức, xây dựng bản thân.
Câu 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế…)
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên…
- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, tăng thêm sự hấp dẫn cho tác phẩm.
- Giọng văn toát lên lòng chân thành, say sưa và hứng khởi…