Soạn bài Tớ nhớ cậu (trang 82)

Soạn bài Tớ nhớ cậu (trang 82)

Soạn bài Tớ nhớ cậu giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 82, 83, 84, 85.

Bạn đang đọc: Soạn bài Tớ nhớ cậu (trang 82)

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Tớ nhớ cậu – Tuần 10 của Bài 18 Chủ đề Niềm vui tuổi thơ theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài Tớ nhớ cậu Kết nối tri thức với cuộc sống

    Soạn bài phần Đọc – Bài 18: Tớ nhớ cậu

    Khởi động

    1. Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy thế nào?

    2. Khi xa bạn, em cảm thấy thế nào?

    Gợi ý trả lời:

    1. Khi chơi cùng với bạn, em cảm thấy rất vui vẻ và thoải mái

    2. Khi xa bạn, em cảm thấy buồn và nhớ bạn

    Bài đọc

    Tớ nhớ cậu

    Kiến là bạn thân của sóc. Hằng ngày, hai bạn thường rủ nhau đi học. Thế rồi nhà kiến chuyển đến một khu rừng khác. Lúc chia tay, kiến rất buồn. Kiến nói: “Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.”. Sóc gật đầu nhận lời.

    Một buổi sáng, sóc lấy một tờ giấy và viết thư cho kiến. Sóc nắn nót ghi: “Tớ nhớ cậu.”. Một cơn gió đi ngang qua mang theo lá thư. Chiều hôm đó, kiến đi dạo trong rừng. Một lá thư nhè nhẹ bay xuống. Kiến reo lên: “A, thư của sóc!”.

    Hôm sau, kiến ngồi bên thềm và viết thư cho sóc. Kiến không biết làm sao cho sóc biết mình rất nhớ bạn. Cậu viết: “Chào sóc!”. Nhưng kiến không định chào sóc. Cậu bèn viết một lá thư khác: “Sóc thân mến!”. Như thế vẫn không đúng ý của kiến. Lấy một tờ giấy mới, kiến ghi: “Sóc ơi!”. Cứ thế, cậu cặm cụi viết đi viết lại trong nhiều giờ liền.

    Không lâu sau, Sóc nhận được một lá thư do kiến gửi đến. Thư viết: “Sóc ơi, tớ cũng nhớ cậu!”.

    (Theo Tun Te-le-gon)

    Từ khó

    • Nắn nót: viết rất cẩn thận cho đẹp
    • Cặm cụi: chăm chú, tập trung vào việc đang làm

    Trả lời câu hỏi

    1. Khi chia tay sóc, kiến cảm thấy thế nào?

    2. Sóc đồng ý với kiến điều gì?

    3. Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi sóc?

    4. Theo em, hai bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu không nhận được thư của nhau?

    Gợi ý trả lời:

    1. Khi chia tay sóc, kiếm cảm thấy rất buồn

    2. Sóc đồng ý với kiến rằng Sóc sẽ thường xuyên nhớ tới kiến: “Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy nhé!”

    3. Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi Sóc, vì cậu cảm thấy không biết phải làm sao để diễn tả nỗi nhớ của mình dành cho Sóc, và viết nhiều lần nhưng vẫn chưa đúng ý

    4. Khi không nhận được thư của nhau, hai bạn có lẽ sẽ rất buồn bã và thất vọng, bởi giữa họ từng có một quãng thời gian chơi đùa, gắn bó

    Luyện tập theo văn bản đọc

    1. Đóng vai sóc và kiến để nói và đáp lời chào lúc chia tay.

    2. Em sẽ nói với bạn thế nào khi:

    – Bạn chuyển đến một ngôi trường khác.

    – Tan học, em về trước còn bạn ở lại chờ bố mẹ đón.

    Gợi ý trả lời:

    1. Có thể đáp lại lời Sóc:

    • Nhất định mình sẽ luôn nhớ cậu!
    • Chắc chắn mình sẽ rất nhớ cậu!

    2. Em nói với bạn như sau:

    • Khi bạn chuyển trường: Đến trường mới đừng quên tớ nhé! Tớ sẽ rất nhớ cậu
    • Khi tan học: Tớ về trước nhé! Cậu về cẩn thận nhé!

    Soạn bài phần Viết – Bài 18: Tớ nhớ cậu

    Câu 1

    Nghe – viết:

    Tớ nhớ cậu

    Kiến là bạn thân của sóc. Hằng ngày, hai bạn rủ nhau đi học. Một ngày nọ, nhà kiến chuyển sang cánh rừng khác. Sóc và kiến rất buồn. Hai bạn tìm cách gửi thư cho nhau để bày tỏ nỗi nhớ.

    Chú ý:

    • Quan sát các dấu câu trong đoạn văn.
    • Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm.
    • Viết những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: chuyển, sang, rủ, rừng, buồn,…

    Câu 2

    Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k gọi tên con vật trong hình:

    Soạn bài Tớ nhớ cậu (trang 82)

    Gợi ý trả lời:

    Cua, công, cá sấu, kiến

    Câu 3

    Chọn a hoặc b:

    a. Chọn tiếng chứa iêu hoặc ươu thay cho ô vuông.

    (hươu, nhiều, khướu)

    Sóc hái rất hoa để tặng bạn nè. Nó tặng cao cổ một bó hoa thiên điểu rực rỡ. Còn chim và chim liếu điếu được sóc tặng một bó hoa bồ công anh nhẹ như bông.

    b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa en hoặc eng:

    M:

    en M: dế mèn
    eng M: cái xẻng

    Gợi ý trả lời:

    a) Sóc hái rất nhiều hoa để tặng bạn bè. Nó tặng hươu cao cổ một bó hoa thiên điểm rực rỡ, Còn chim khướu và chim liếu điếu được sóc tặng một bó hoa bồ công anh nhẹ như bông.

    b) Từ ngữ có tiếng chứa en hoặc eng là:

    en chim én, giấy khen, chen lấn…
    eng leng keng…

    Soạn bài phần Luyện tập – Bài 18: Tớ nhớ cậu

    Luyện từ và câu

    1. Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè:

    M: quý mến

    2. Chọn từ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông

    (nhớ, tươi vui, thân thiết, vui đùa)

    Cá nhỏ và nòng nọc là đôi bạn . Hằng ngày, chúng cùng nhau bơi lội. Thế rồi nòng nọc trở thành ếch. Nó phải lên bờ để sinh sống. Nhưng nó vẫn cá nhỏ. Thỉnh thoảng, nó nhảy xuống ao cùng cá nhỏ.

    3. Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B. Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu.

    Soạn bài Tớ nhớ cậu (trang 82)

    Gợi ý trả lời:

    1. Gắn bó, chia sẻ, hồn nhiên, trong sáng, thân thiết…

    2. Cá nhỏ và nòng nọc là đôi bạn thân. Hằng ngày chúng cùng nhau bơi lội. Thế rồi nòng nọc trở thành ếch. Nó phải lên bờ để sinh sống. Những nó vẫn nhớ cá nhỏ. Thỉnh thoảng, nó nhảy xuống ao vui đùa cùng cá nhỏ

    3.

    Soạn bài Tớ nhớ cậu (trang 82)

    Các dấu cuối câu lần lượt là: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than

    Luyện viết đoạn

    1. Nói về việc làm của mỗi bạn trong bức tranh

    Soạn bài Tớ nhớ cậu (trang 82)

    2. Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn

    G: 

    • Em đã tham gia hoạt động gì cùng các bạn? (học tập, vui chơi)
    • Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gia?
    • Em và các bạn đã làm những việc gì?
    • Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?

    Gợi ý trả lời:

    1. Việc làm của các bạn trong mỗi tranh như sau:

    Mẫu 1:

    • Tranh 1: Các bạn đang cùng nhau đi học
    • Tranh 2: Các bạn đang học bài
    • Tranh 3: Các bạn đang chơi đá cầu

    Mẫu 2:

    • Tranh 1: Trên con đường làng, có hai bạn học sinh đi đến trường. Các bạn vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ, vẻ mặt tươi cười. Phía sau, một em nhỏ được mẹ đưa đi học,…
    • Tranh 2: Ba bạn đang trao đổi bài. Bạn ngồi giữa đang chỉ tay vào quyển sách. Hai bạn ngồi bên chăm chú lắng nghe. Em nghĩ các bạn là những học sinh rất chăm chỉ, biết giúp đỡ nhau trong học tập.
    • Tranh 3: Tranh vẽ cảnh giờ ra chơi trên sân trường. Các bạn học sinh đang vui chơi. Có ba bạn đang chơi đá cầu. Một bạn nam đang giơ chân đá quả cầu. Hai bạn còn lại trong tư thế nhận cầu. Ở phía xa, có 2 bạn đang chơi nhảy dây. Bạn gái nhảy dây rất khéo. Vì em thấy bạn còn lại đang vỗ tay khen ngợi.

    2. Em đã tham gia hoạt động đá cầu cùng các bạn vào giờ giải lao ở sân trường. Chúng em gồm 4 đến 5 bạn chơi thành 1 vòng tròn với nhau. Mỗi bạn sẽ lần lượt chuyển cầu qua cho nhau, nếu ai làm rớt cầu sẽ bị rời khỏi vòng tròn. Bạn nào còn ở lại đến cuối cùng sẽ là người chiến thắng. Em cảm thấy rất vui và thoải mái khi tham gia trò chơi này cùng các bạn.

    Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 18: Tớ nhớ cậu

    Câu 1

    Tìm đọc một bài thơ về tình bạn. Khi đọc, chú ý những thông tin sau:

    a. Tên của bài thơ.

    b. Tên của tác giả.

    Trả lời:

    Bài thơ: Tình bạn (Tác giả: Trần Thị Hương)

    Hôm nay đến lớp
    Thấy vắng Thỏ Nâu
    Các bạn hỏi nhau
    Thỏ đi đâu thế?

    Gấu liền nói khẽ:
    “Thỏ bị ốm rồi
    Này các bạn ơi
    Đi thăm Thỏ nhé!”

    “Gấu tôi mua khế
    Khế ngọt lại thanh”.
    “Mèo tôi mua chanh
    Đánh đường mát ngọt”.

    Hươu mua sữa bột.
    Nai, sữa đậu nành.
    Chúc bạn khỏe nhanh
    Cùng nhau đến lớp.

    Học tập thật tốt
    Xứng đáng cháu ngoan
    Trò giỏi kết đoàn
    Thắm tình bè bạn.

    Câu 2

    Nói về những điều em thích trong bài thơ đó.

    Soạn bài Tớ nhớ cậu (trang 82)

    Trả lời:

    Em thích bài thơ “Tình bạn” vì bài thơ thể hiện tình bạn thân thiết của các bạn trong lớp dành cho Thỏ Nâu, các bạn đều mong Thỏ Nâu khỏi ốm để đi học.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *