Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn (kì 2)

Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn (kì 2)

Download.vn, xin giới thiệu đến tất cả các bạn tài liệu soạn văn lớp 6: Tổng kết phần Tập làm văn, đây là một tài liệu vô cùng hữu ích được chúng tôi đăng tải tại đây.

Bạn đang đọc: Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn (kì 2)

Hy vọng rằng với phần soạn văn chi tiết và soạn văn ngắn gọn dưới đây, có thể hỗ trợ cho mọi người nhanh chóng chuẩn bị trước nội dung bài học khi ở nhà. Sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu soạn văn 6: Tổng kết phần Tập làm văn.

Soạn văn 6: Tổng kết phần Tập làm văn

    Soạn văn Tổng kết phần Tập làm văn đầy đủ

    A. Ôn tập lại lý thuyết

    I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học

    1. Em hãy dẫn ra một số bài văn (văn bản) đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, từ đó phân loại những bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, biểu cảm, nghị luận,… Thống kê ra vở theo bảng sau:

    STT Các phương thức biểu đạt Thể hiện qua các bài văn đã học
    1 Tự sự
    2 Miêu tả
    3 Biểu cảm
    4 Nghị luận

    Trả lời:

    TT Các phương thức biểu đạt chính Thể hiện qua các bài văn đã học
    1 Tự sự Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng; Treo biển; Thầy bói xem voi; Lợn cưới, áo mới; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng; Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Lượm; Đêm nay Bác không ngủ.
    2 Miêu tả Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Động Phong Nha.
    3 Biểu cảm Lượm; Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cô Tô, Cây tre Việt Nam; Lao xao; Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
    4 Nghị luận

    Lòng yêu nước

    Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

    5 Thuyết minh Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Động Phong Nha.
    6 Điều hành Đơn từ

    2. Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau:

    STT Tên văn bản Phương thức biểu đạt chính
    1 Thạch Sanh
    2 Lượm
    3 Mưa
    4 Bài học đường đời đầu tiên
    5 Cây tre Việt Nam

    Trả lời:

    STT Tên văn bản Phương thức biểu đạt
    1 Thạch Sanh Tự sự
    2 Lượm Biểu cảm, tự sự, miêu tả
    3 Mưa Miêu tả, biểu cảm
    4 Bài học đường đời đầu tiên Miêu tả, tự sự
    5 Cây tre Việt Nam Biểu cảm, thuyết minh

    3.Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào? Thống kê ra vở theo bảng sau:

    STT Phương thức biểu đạt Đã tập làm
    1 Tự sự
    2 Miêu tả
    3 Biểu cảm
    4 Nghị luận

    Trả lời:

    STT Phương thức biểu đạt Đã tập làm
    1 Tự sự x
    2 Miêu tả x
    3 Biểu cảm
    4 Nghị luận

    II. Đặc điểm và cách làm

    1. Theo em, các văn bản miêu tả, tự sự (kể chuyện) và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày (các phần trong một văn bản) của ba loại văn bản này. Ghi vào vở theo bảng sau:

    STT Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức
    1 Tự tự
    2 Miêu tả
    3 Đơn từ

    Trả lời:

    STT Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức
    1 Tự sự Kể chuyện Một chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vật. Văn xuôi
    2 Miêu tả Tái hiện chân dung Hình dáng, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng. Văn xuôi
    3 Đơn từ Bày tỏ nguyện vọng Người gửi và người nhận đơn. Nguyện vọng Văn xuôi

    2. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần. Tổng kết vào vở theo bảng sau:

    STT Các phần Tự sự Miêu tả
    1 Mở bài
    2 Thân bài
    3 Kết bài

    Trả lời:

    STT Các phần Tự sự Miêu tả
    1 Mở bài Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc. Giới thiệu đối tượng miêu tả
    2 Thân bài Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết. Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới (theo một trật tự quan sát)
    3 Kết bài Kết quả sự việc, suy nghĩ Cảm xúc, suy nghĩ (cảm tưởng)

    3. Em hãy nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự Cho ví dụ cụ thể.

    Trả lời:

    Mối quan hệ giữa nhân vật, sự kiện, chủ đề:

    – Nhân vật với hành động, suy nghĩ, sự tương tác lẫn nhau sẽ nêu bật được chủ đề.

    – Chủ đề là vấn đề cốt lõi được biểu hiện thông qua nhân vật, sự kiện.

    – Sự kiện sắp xếp theo trình tự, nối kết các nhân vật với nhau, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

    4. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào? Hãy nêu dẫn chứng về một nhân vật trong truyện mà em đã học.

    Trả lời:

    Nhân vật trong văn tự sự thường được kể và miêu tả qua các yếu tố:

    • Chân dung ngoại hình
    • Ngôn ngữ
    • Cử chỉ, hành động, suy nghĩ
    • Lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người kể, tả.

    Ví dụ:

    Nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

    • Chân dung ngoại hình: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đầu to ra nổi từng tảng; hai răng đen nhánh …
    • Ngôn ngữ: trịch thượng, hách dịch.
    • Cử chỉ, hành động: đi đứng oai vệ, rún rẩy các kheo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu, trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu…
    • Suy nghĩ: tôi cho là tôi giỏi, tôi cũng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.

    5. Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào? Em hãy cho một ví dụ.

    Trả lời:

    * Ngôi kể trong văn tự sự:

    – Ngôi kể thứ: người kể giấu mình, có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra.

    – Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi” trực tiếp kể những điều mình trông thấy và trải qua, có thể trực tiếp nói cảm nghĩ, ý tưởng của mình.

    * Về thứ tự kể (trình tự kể chuyện).

    – Người kể có thể kể câu chuyện theo trình tự tuyến tính của dòng thời gian, từ sự kiện tới kết quả, cũng có thể kể sự việc, kết quả hiện tại trước, rồi mới bổ sung hoặc kể kế tiếp các sự việc xảy ra trước đó.

    Vd: chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả kể hiện tại rồi nhắc về chuyện quá khứ của Dế Mèn. Kể kết quả trước, rồi mới kể diễn biến truyện.

    6. Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người?

    Trả lời:

    Miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người để tả cho đúng, sâu sắc tránh tả chung chung, hời hợt, chủ quan, sai lệch với hiện thực đời sống.

    7. Hãy nêu lại các phương pháp miêu tả đã học.

    Trả lời:

    Các phương pháp miêu tả đã học:

    1. Tả cảnh thiên nhiên

    2. Tả đồ vật

    3. Tả con vật

    4. Tả người

    5. Tả cảnh sinh hoạt

    6. Tả sáng tạo, tưởng tượng.

    B. Rèn luyện kỹ năng

    1. Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn.

    Trả lời:

    Đây là một bài văn kể chuyện, các bạn có thể làm theo dàn ý sau:

    – Nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên (người kể chuyện, có thể xưng tôi)

    – Câu chuyện: Trên đường đi chiến dịch, vào một đêm khuya trời mưa và lạnh, ở một mái lều tranh, ba lần anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác chưa ngủ. Anh đội viên cảm động trước tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ, anh thức luôn cùng Bác. Nên kể câu chuyện theo diễn biến của các lần anh đội viên thức giấc.

    – Tình cảm cần thể hiện: Câu chuyện được kể bằng tình cảm của anh đội viên. Anh đội viên chứng kiến và kể lại, mọi sự việc đều được tái hiện qua con mắt của nhân vật này. Chú ý diễn tả được tình cảm xúc động, gần gũi mà kính phục của anh đội viên với Bác Hồ.

    2. Từ bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em.

    Trả lời:

    Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự tươi mát cho vùng đất này. Mỗi buổi chiều, sau khi ông mặt trời dần đi về phía Tây chân trời lại có những cơn mưa nhỏ to xuất hiện. Dường như chúng chỉ đợi ông Mặt Trời nghỉ ngơi mới dám lẻn xuống trần gian.

    Chiều hôm qua cũng vậy. Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một gió nào thổi qua cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò “bát quái” phả xuống mặt đất. Hàng chuối xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài ngoài hiên, thè cái lưỡi ra thở hừng hực vì không chịu được nóng.

    Bỗng nhiên trời đang nắng đó mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy lũ gà nháo nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa, em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt như đáp vào mặt người đi đường ran rát. Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt.

    Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên mái tôn. Tiếng mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…

    Lúc đầu, ngoài trời chỉ một vài hạt lách tách, càng về sau mưa càng to. Nước như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu. Ngoài vườn, những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Trên đường, lũ trẻ thi nhau đuổi chạy tắm mưa. Hai bên đường, loáng thoáng bóng người trú mưa. Chỉ một lúc sau, sân nhà em đã lưng nước.

    Thế nhưng, chỉ một lát sau mưa đã tạnh dần. Lũ gà chạy ra kiếm mồi. Trời rạng dần. Những chú chim lại bay ra hót ríu ran. Bầu trời như cao và xanh hơn. Ông mặt trời ló ra, chói lọi trên vòm lá bưởi lấp lánh.

    Mưa đã ngớt nhưng nước vẫn chảy từ mái nhà xuống ồ ồ. Những rạch nước nhỏ lênh láng trên khoảng vườn. Hết mưa rồi. Mọi người lại vội vàng đổ ra đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.

    Cơn mưa chiều qua đã làm cho đất trời quê em thêm sức sống mới. Nhờ cơn mưa này, lúa thêm tươi tốt. Em thầm nghĩ chắc năm nay quê mình lúa được mùa lắm đây.

    3. Trong các nội dung của tờ đơn nêu sau đây còn thiếu mục nào? Mục đó có thể thiếu được không?

    – Quốc hiệu và tiêu ngữ

    – Nơi làm đơn và ngày… tháng… năm

    – Tên đơn

    – Nơi gửi

    – Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn

    – Cam đoan và cảm ơn

    – Ký tên

    Trả lời:

    • Dàn ý của đơn trên chưa có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết.
    • Mục này là mục không thể thiếu.

    Soạn văn Tổng kết phần Tập làm văn ngắn gọn

    I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học

    Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    TT Các phương thức biểu đạt chính Thể hiện qua các bài văn đã học
    1 Tự sự Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng; Treo biển; Thầy bói xem voi; Lợn cưới, áo mới; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng; Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Lượm; Đêm nay Bác không ngủ.
    2 Miêu tả Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Động Phong Nha.
    3 Biểu cảm Lượm; Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cô Tô, Cây tre Việt Nam; Lao xao; Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
    4 Nghị luận

    Lòng yêu nước

    Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

    5 Thuyết minh Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Động Phong Nha.
    6 Điều hành Đơn từ

    Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    STT Tên văn bản Phương thức biểu đạt
    1 Thạch Sanh Tự sự
    2 Lượm Biểu cảm, tự sự, miêu tả
    3 Mưa Miêu tả, biểu cảm
    4 Bài học đường đời đầu tiên Miêu tả, tự sự
    5 Cây tre Việt Nam Biểu cảm, thuyết minh

    Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    STT Phương thức biểu đạt Đã tập làm
    1 Tự sự x
    2 Miêu tả x
    3 Biểu cảm
    4 Nghị luận

    II. Đặc điểm và cách làm

    Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    STT Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức
    1 Tự sự Kể chuyện Một chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vật. Văn xuôi
    2 Miêu tả Tái hiện chân dung Hình dáng, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng. Văn xuôi
    3 Đơn từ Bày tỏ nguyện vọng Người gửi và người nhận đơn. Nguyện vọng Văn xuôi

    Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    STT Các phần Tự sự Miêu tả
    1 Mở bài Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc. Giới thiệu đối tượng miêu tả
    2 Thân bài Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết. Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới (theo một trật tự quan sát)
    3 Kết bài Kết quả sự việc, suy nghĩ Cảm xúc, suy nghĩ (cảm tưởng)

    Câu 3 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    Trong văn bản tự sự thì: sự việc, nhân vật, chủ đề có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau:

    – Sự việc do nhân vật làm ra. Nếu không có sự việc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu, vô vị, không tạo thành cốt truyện.

    – Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung làm nổi bật chủ đề của truyện. Ngược lại, chủ đề của truyện nếu không được thể hiện trong nhân vật, qua sự việc thì nhất định sẽ khô khan, cứng nhắc, không có sức thuyết phục.

    Ví dụ: Truyện Thạch Sanh

    – Sự việc: Thạch Sanh mồ côi, lớn lên bên gốc đa, gặp Lý Thông, bị lừa đi giết chằn tinh, bắn đại bàng cứu công chúa…

    – Nhân vật chính: Thạch Sanh

    – Chủ đề: Ca ngợi sự thật thà, dũng cảm, đề cao cái thiện, diệt trừ cái ác.

    Nếu không có nhân vật Thạch Sanh thì không có các sự việc và chủ đề của truyện cũng không có dịp để thể hiện.

    Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua: Chân dung ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, suy nghĩ. Qua lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người tả, kể.

    Ví dụ: Nhân vật dượng Hương thư trong văn bản “Vượt thác” được miêu tả qua lời kể của nhân vật tôi với những chi tiết về ngoại hình khi vượt thác, hành động, lười nói.

    Câu 5 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    Thứ tự kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt.

    Thứ tự kể có thể theo trình tự thời gian làm cho câu chuyện mạch lạc, rõ ràng dễ theo dõi. Ví dụ truyện Sự tích Hồ Gươm.

    Theo trình tự không gian: từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ khái quát: đến cụ thể hoặc ngược lại. Ví dụ: cảnh sông nước Cà Mau.

    Không theo trình tự thời gian mà xáo trộn theo diễn biến tâm trạng, cảm xúc của người kể tả.

    Ví dụ: Bức tranh của em gái tôi.

    Ngôi kể:

    • Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng làm tăng độ tin cậy của câu chuyện: Dế Mèn phiêu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi.
    • Kể theo ngôi thứ ba làm cho câu chuyện trở nên khách quan: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thạch Sanh…

    Câu 6 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    Khi miêu tả cần quan sát sự vật, hiện tượng, con người vì nhờ quan sát kĩ mới có thể nắm được những đặc điểm, tính chất của đối tượng. Từ quan sát mới có thể nêu nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… để nêu bật những đặc điểm riêng biệt của đối tượng.

    Câu 7 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    Phương pháp tả cảnh và tả người:

    – Xác định đối tượng cần miêu tả

    – Quan sát đối tượng, lựa chọn đặc điểm, hình ảnh tiêu biểu

    – Trình bày những điều quan sát theo một trật tự nhất định

    – Mở bài: Giới thiệu về đối tượng được tả

    – Thân bài: Tập trung tả khái quát và chi tiết-

    – Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả

    III. Luyện tập

    Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    – Nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên (người kể chuyện, có thể xưng tôi)

    – Câu chuyện: Trên đường đi chiến dịch, vào một đêm khuya trời mưa và lạnh, ở một mái lều tranh, ba lần anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác chưa ngủ. Anh đội viên cảm động trước tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ, anh thức luôn cùng Bác. Nên kể câu chuyện theo diễn biến của các lần anh đội viên thức giấc.

    – Tình cảm cần thể hiện: Câu chuyện được kể bằng tình cảm của anh đội viên. Anh đội viên chứng kiến và kể lại, mọi sự việc đều được tái hiện qua con mắt của nhân vật này. Chú ý diễn tả được tình cảm xúc động, gần gũi mà kính phục của anh đội viên với Bác Hồ.

    Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    Miêu tả trận mưa trong bài “Mưa”

    • Mở bài: Giới thiệu về trận mưa
    • Thân bài: Miêu tả cảnh vật trong trận mưa theo trình tự thời gian (trước, trong và sau cơn mưa)
    • Kết bài: Cảm nhận của người kể về trận mưa.

    Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

    Dàn ý của đơn trên chưa có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết. Phần này là phần không thể thiếu và cần phải bổ sung.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *