Có rất nhiều vấn đề trong xã hội mà chúng ta cần quan tâm. Chính vì vậy, Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm.
Bạn đang đọc: Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm – Kết nối tri thức 7
Tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 7: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm.
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị bài nói
– Một số đề tài tham khảo như:
- Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ.
- Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.
- Trẻ em với việc học tập.
- Bạo hành trẻ em.
– Thu thập tư liệu cho nội dung cần trình bày:
- Nhớ lại những trải nghiệm của em.
- Tìm thêm thông tin từ sách báo, các phương tiện nghe nhìn để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề muốn nói.
– Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng: vấn đề trao đổi, biểu hiện của vấn đề, tác động của vấn đề với trẻ em, bài học rút ra sau khi thảo luận…
b. Tập luyện
Có thể tập luyện cùng nhóm bạn, hoặc người thân để lắng nghe ý kiến nhận xét. góp ý để hoàn thiện bài nói.
2. Trình bày bài nói
Một số vấn đề cần lưu ý:
– Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị trước.
- Nêu vấn đề mà em quan tâm, quan điểm của em.
- Các khía cạnh của vấn đề với lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
- Sử dụng các từ ngữ để liên kết các ý.
– Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói… sao cho phù hợp.
– Sử dụng kết hợp các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, đoạn phim ngắn …
3. Sau khi nói
- Người nghe: Trao đổi với tinh thần xây dựng và tôn trọng.
- Người nói: Lắng nghe, phản hồi ý kiến của người nói với tinh thần cầu thị.
* Hướng dẫn đọc:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”
(Hồ Chí Minh)
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vậy mà những vấn đề liên quan đến trẻ em luôn được quan tâm. Một trong những vấn nóng hổi hiện nay là nạn bạo hành trẻ em.
Đầu tiên “bạo hành” là khi con người có những lời nói hoặc hành động có tính chất lăng mạ, xúc phạm hay tấn công, đánh đập một cách dã man, bất chấp vi phạm đạo đức, pháp luật. Tuy xã hội ngày càng phát triển, nhưng ở nhiều nơi, trình độ dân trí vẫn chưa có. Vì vậy, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị bạo hành nhất.
Người xưa có câu: “Yêu cho roi, cho vọt/Ghét cho ngọt cho bùi”. Suy nghĩ đó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, khiến cho việc đánh con cái đã trở thành một thói quen của các bậc phụ huynh, với lí do là có yêu thương mới làm như vậy. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng đứa con do mình sinh ra, mình có quyền dạy dỗ – dù là theo tiêu cực nhất. Họ dùng đòn roi để trừng phạt, dạy dỗ một đứa trẻ. Không chỉ trong gia đình, nạn bạo hành còn có thể diễn ra ở trong nhà trường diễn ra với muôn hình vạn trạng. Chắc hẳn ai cũng từng biết đến vụ việc một cô giáo nọ phạt học sinh bắt học sinh quỳ xuống để các bạn trong lớp tát liên tiếp vào mặt. Nhiều học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân…
Trẻ em bị bạo hành không chỉ về thể xác mà còn bạo hành về tinh thần. Việc mắng nhiếc, dọa dẫm đã khiến cho các em cảm thấy sợ hãi, đôi khi còn tạo ra những ám ảnh trong tinh thần ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cũng như dễ dẫn đến gặp phải chướng ngại tâm lý, trầm cảm… Việc bạo hành như vậy tuy không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay nhưng để lại hậu khôn lường. Bởi những vết thương về thể xác có thể sẽ lành theo thời gian. Vết thương tinh thần sẽ khó chữa lành hơn rất nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến các hành vi bạo hành không chỉ đến từ trình độ dân trí kém, suy nghĩ cổ hủ đã ăn sâu vào tiềm thức. Mà còn xuất phát từ việc Nhà nước chưa có hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh để xử lí các hành vi bạo hành trẻ em. Từ đó, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn hành vi bạo hành trẻ em. Đầu tiên, Nhà nước cần ban hành các luật quy định bảo vệ quyền lợi của trẻ em hay xử lí nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em. Tiếp đến, xã hội cần chung tay lên tiếng phê phán, cha mẹ cần thay đổi suy nghĩ cổ hủ…
Trẻ em cần được bảo vệ, yêu thương. Hãy xây dựng một xã hội văn minh để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.