Soạn bài Trao duyên Cánh diều

Soạn bài Trao duyên Cánh diều

Văn bản Trao duyên (trích Truyện Kiều) được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.

Bạn đang đọc: Soạn bài Trao duyên Cánh diều

Soạn bài Trao duyên Cánh diều

Soạn bài Trao duyên

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Trao duyên. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo.

Soạn văn 11: Trao duyên

    Soạn bài Trao duyên

    1. Chuẩn bị

    – Một số lưu ý:

    • Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc.
    • Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.
    • Nội dung: Qua đoạn trích “Trao duyên”, tác giả Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều; Nghệ thuật: khắc họa nội tâm nhân vật, sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ, sử dụng thành công ngôn ngữ, thể thơ của dân tộc…

    2. Đọc hiểu

    Câu 1. Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào trong tình yêu?

    Chiếc vành, bức tờ mây, đàn, hương

    Câu 2. Thúy Kiều nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Kiều như thế nào?

    • Thúy Kiều nói với Kim Trọng
    • Tâm trạng: đau đớn, xót xa

    3. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Đoạn trích Trao duyên có thể chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung chính của mỗi phần?

    – Đoạn trích có thể chia làm 3 phần.

    – Nội dung chính của mỗi phần:

    • Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
    • Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
    • Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

    Câu 2. Thuý Kiều đã có lời nói, hành động và lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng?

    – Lời nói:

    • từ “cậy”: vừa nhờ vả nhưng cũng vừa băn khoăn,
    • “chịu”: đẩy Thúy Vân vào tình thế mặc nhiên phải chấp nhận dẫu chưa biết đó là chuyện gì.

    – Hành động: “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”: Tư thế của người chịu ơn với ân nhân của cuộc đời mình.

    => Kiều đã hạ mình, cầu khẩn em một cách xót xa, ở đó có tư thế của một người chị cùng với tư thế của người cầu xin.

    – Kiều dùng lý lẽ để thuyết phục Thúy Vân:

    • Đó là câu chuyện về mối tình đầu trong sáng từ khi chàng Kim, có cả sự day dứt vì đứt gánh tương tư, đứt mối tình đầu dang dở.
    • Lý lẽ của con người hiếu nghĩa đủ đường, của một trái tim giàu lòng vị tha, nghĩ cho người khác hơn là nghĩ cho mình.
    • Trao duyên cho em bởi em còn trẻ, còn một tương lai tươi sáng ở phía trước.

    Câu 3. Vì sao sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng?

    Thúy Kiều không thể kết hôn với Kim Trọng – người nàng yêu, tương lai không biết cuộc đời sẽ đi về đâu.

    Câu 4. Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì?

    Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu cho thấy Thúy Kiều rất trân trọng tình yêu với Kim Trọng, nàng đau đớn và giằng xé, đành gửi gắm mối nhân duyên cho Thúy Vân.

    Câu 5. Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.

    – Thúy Kiều nói với Thúy Vân, Kim Trọng, tự nói với chính mình.

    – Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại:

    • Với Thúy Vân: Kiều biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời.
    • Với chính mình: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.
    • Với Kim Trọng: khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, tự trách thân và đau đớn vì đã phụ tấm lòng của chàng Kim

    Câu 6. Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm…).

    – Biện pháp tu từ ẩn dụ: “đứt gánh tương tư”, “mối tơ thừa” nói về tình yêu tan vỡ; so sánh kết hợp với ẩn dụ: “Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” thể hiện số phận bất hạnh, tâm trạng đau khổ của Kiều.

    – Độc thoại nội tâm: bộc lộ tâm trạng xót xa, lời than thân và tự trách của Thúy Kiều.

    Câu 7. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên.

    Gợi ý:

    Qua đoạn trích Trao duyên, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Bọn sai nha vu oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hy sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cha và em khỏi đòn tra khảo dã man. Việc bán mình đã xong, Thúy Kiều ngồi suốt đêm suy nghĩ về mối duyên dang dở, rồi nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng đã hạ mình, cầu khẩn em một cách xót xa, ở đó có tư thế của một người chị cùng với tư thế của người cầu xin. Thúy Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu cho thấy Thúy Kiều rất trân trọng tình yêu với Kim Trọng, nội tâm nàng đau đớn, giằng xé và tự trách bản thân đã phụ tấm chân tình của Kim Trọng.

    Xem thêm: Cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *