Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.
Bạn đang đọc: Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề – Cánh diều 10
Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.
Soạn văn 10: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
1. Định hướng
a. Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu.
b. Để trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề, các em cần chú ý:
- Xác định rõ người nghe là ai để có cách trình bày phù hợp.
- Hiểu rõ nội dung vấn đề để có thể trình bày một cách rõ ràng, tự tin, chính xác.
- Xác định thời lượng bài thuyết trình. Chuẩn bị dàn ý thuyết trình và các phương tiện hỗ trợ.
- Biết trình bày vấn đề theo trình tự ba phần: mở đầu, nội dung và kết thúc, nói rõ ràng, có cảm xúc, biết kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ và phương tiện hỗ trợ.
- Tiến hành việc chuẩn bị, sự kiến câu hỏi người nghe có thể đặt ra sau khi thảo luận.
2. Thực hành
Em hãy trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm, hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.
a. Chuẩn bị
- Xem lại dàn ý và bài báo cáo đã hoàn thành ở phần Viết.
- Văn bản cần được trình bày trên giấy hoặc trên trang trình chiếu của máy tính với hình ảnh sơ đồ.
- Thảo luận với các bạn trong nhóm, nêu nội dung trình bày.
b. Tìm ý và lập dàn ý
Xem lại, bổ sung và chỉnh sửa dàn ý đã lập ở bài thuyết trình.
c. Nói và nghe
– Người nói:
- Giới thiệu bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, các phương tiện hỗ trợ thuyết trình phù hợp.
- Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, tránh đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn, cần kết hợp ngôn ngữ cử chỉ, ánh mặt…
- Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).
– Người nghe:
- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài thuyết trình, những nội dung cần hỏi lại.
- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe, sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt khích lệ…
- Hỏi lại những điểm chưa rõ, có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài thuyết trình.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
– Người nói: Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình (Đã thuyết trình đầy đủ nội dung? Cách thuyết trình, phong cách, thái độ như thế nào? Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả?…)
– Người nghe: Kiểm tra kết quả nghe (Nội dung ghi chép lại có chính xác không? Thu hoạch được gì về nội dung và cách thức thuyết trình?…)