Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống – Cánh Diều 6

Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống – Cánh Diều 6

Để giúp học sinh củng cố kĩ năng nói và nghe, Download.vn muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, thuộc sách Cánh Diều, tập 2.

Bạn đang đọc: Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống – Cánh Diều 6

Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống – Cánh Diều 6

Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo để hoàn thiện bài viết của mình. Nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.

Soạn văn 6: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

    Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

    1. Định hướng

    a. Xác định vấn đề: Xác định được vấn đề sẽ trình bày ý kiến.

    b. Để trình bày ý kiến trước lớp về vấn đề đã xác định, học sinh cần:

    • Xác định ý kiến của mình về vấn đề đó và các lí lẽ, bằng chứng em định dùng để thuyết phục mọi người.
    • Chuẩn bị tranh ảnh, video dùng để hỗ trợ.

    2. Thực hành

    Bài tập: Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

    a. Chuẩn bị

    – Xem lại dàn ý đã làm ở phần viết.

    – Sắp xếp tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác.

    b. Tìm ý và lập dàn ý

    (1) Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận (Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?)

    (2) Thân bài: Trình bày ý kiến của bản thân:

    • Ý kiến: Nên có vật nuôi trong nhà.
    • Nêu lí lẽ để làm rõ lí do cần có vật nuôi trong nhà.
    • Bằng chứng cụ thể về lợi ích của vật nuôi.

    (3) Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân, đề xuất biện pháp bảo vệ vật nuôi.

    c. Nói và nghe

    – Người nói: Dựa vào dàn ý, thực hiện việc trình bày về vấn đề đã lựa chọn bằng lời trước tổ, trước lớp.

    – Người nghe: Tóm lược lại nội dung mà người nói trình bày.

    d. Kiểm tra và chính sửa

    – Người nói:

    • Xem nội dung bài viết đã đủ ý chưa.
    • Rút kinh nghiệm về cách trình bày.

    – Người nghe:

    • Hiểu đúng và tóm tắt các thông tin.
    • Tập trung chú ý theo dõi người nói, nêu câu hỏi nếu chưa thấy rõ.

    3. Nói và nghe

    * Mẫu 1:

    – Mở đầu: Kính chào các thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề nên hay không nên có vật nuôi trong nhà.

    – Nội dung chính:

    Theo quan điểm của cá nhân tôi, việc có vật nuôi trong nhà là một điều cần thiết. Bởi vật nuôi sẽ đem đến nhiều lợi ích cho con người.

    Đầu tiên, vật nuôi sẽ giúp con người sống có trách nhiệm hơn. Các loài vật cần được chăm sóc một cách cẩn thận. Chúng cần được cho ăn, tắm rửa. luyện tập vui chơi và yêu thương, quan tâm. Học cách sống trách nhiệm với người khác, sẽ giúp cho mỗi người sống có trách nhiệm với bản thân hơn.

    Thứ hai, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Những cử chỉ âu yếm, vuốt ve mang lại cảm giác an toàn. Thú cưng sẽ không cố gắng đưa ra những lời khuyên mà chúng ta không muốn nghe. Đôi khi chúng mang lại cho ta cảm giác bình yên, thoải mái và an toàn. Không thể phủ nhận rằng, thú cưng đã trở thành những người bạn thân thiết của con người.

    Thứ ba, nuôi thú cưng giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Khi thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn. Khi đó, chắc hẳn chúng ta sẽ cảm thấy tự hào về điều đó.

    Tuy nhiên, con người cần phải thực sự cân nhắc kĩ trước khi quyết định nuôi thú cưng. Nếu bản thân không đủ điều kiện, thời gian… để chăm sóc tốt thì không nên nuôi chúng. Đặc biệt chúng ta cần tránh những hành vi đánh đập với vật nuôi.

    – Kết bài: Trên đây là quan điểm của tôi về vấn đề này, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

    * Mẫu 2:

    – Mở đầu: Xin chào thầy cô và các bạn, tôi là… Sau đây, tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề nên hay không nên có vật nuôi trong nhà.

    – Nội dung chính:

    Cá nhân tôi cho rằng, việc có vật nuôi trong là một điều cần thiết. Bởi chúng đem đến rất nhiều lợi ích cho con người.

    Khi nuôi một con vật, nghĩa là chúng ta sẽ phải có trách nhiệm chăm sóc chúng hằng ngày. Từ việc cung cấp bữa ăn, đến khi chúng đau ốm… Nhờ vậy, chúng ta học được tính kiên nhẫn, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Khi có một loài vật sống gần bên cạnh, chúng ta sẽ phải học cách để hiểu được ngôn ngữ và tập tính của loài vật đó. Từ đó, chúng ta học được cách thấu hiểu, bao dung.

    Vật nuôi trong nhà còn giúp chúng ta có cảm xúc tốt đẹp và tích cực. Chắc hẳn ai cũng đã biết về sự trung thành của loài chó đối với con người. Chúng có thể lắng nghe ta vô điều kiện mà không phán xét. Chúng cũng có thể cho ta những cái ôm đầy tình cảm, tập cho ta cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Vật nuôi giống như một người bạn, biết thấu hiểu và quân tâm.

    Những người nuôi thú cưng, thường yêu thiên nhiên, biết quý trọng loài vật. Chúng giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn, bước ra ngoài vận động nhiều hơn. Những loài chó, mèo là những loài có tập tính săn bắt, chúng sẽ không thể ở yên một chỗ. Những loài chim cần ánh sáng, cần bụi cây. Những động vật khác thường vẫn cần môi trường thiên nhiên để sinh sống. Ta sẽ có cơ hội để ra ngoài, vận động và nâng cao sức khỏe.

    Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không nên có vật nuôi trong nhà vì vật nuôi có thể mang các căn bệnh truyền nhiễm. Nuôi một con vật cũng cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng, đầu tư về công sức và tài chính mà không phải bất cứ ai, bất cứ gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Đó là chưa kể khi đã nuôi một hay nhiều con vật, người ta sẽ có tình cảm, sự gắn bó với chúng. Nhưng tuổi thọ của loài vật lại rất ngắn ngủi so với con người. Khi một con vật ra đi, thật khó để ta tránh khỏi những mất mát, đau lòng…

    – Kết bài: Tôi đã trình bày xong quan điểm của bản thân về vấn đề trên. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp đến từ thầy cô và các bạn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *