Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương là một bài thơ cảm động viết về tình mẫu tử, được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.
Bạn đang đọc: Soạn bài Trong lời mẹ hát Chân trời sáng tạo
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Trong lời mẹ hát. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 8: Trong lời mẹ hát
Sơ đồ tư duy Trong lời mẹ hát
Soạn bài Trong lời mẹ hát
Chuẩn bị đọc
Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc bài ca dao về mẹ mà em yêu thích.
Gợi ý:
– Một số bài thơ hay về mẹ như Bầm ơi (Tố Hữu), Con yêu mẹ (Xuân Quỳnh), Con cò (Chế Lan Viên)…
– Ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
*
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
*
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Khổ thơ này gợi cho em đến những lời hát ru nào?
Một số lời hát ru như:
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.
*
Con cò, cò bay lả, lả, bay la
Bay từ từ cửa phủ,
Bay ra, ra cánh đồng
Tình tính tang, là tang tính tình
Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi,
Rằng có nhớ, nhớ hay chăng?
Rằng có biết biết hay chăng
*
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Câu 2. Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?
– Trong bảy khổ trước, lời hát của mẹ kể về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
– Ở khổ thơ này, lời hát của mẹ nhắc nhở, động viên con biết nuôi dưỡng ước mơ, cố gắng vì tương lai.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ.
Thể thơ: Sáu chữ
Câu 2. Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ? Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?
Bố cục của bài thơ:
- Phần 1 (Khổ 1,2): lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ
- Phần 2 (Khổ 3,4,5,6,7): hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến khi già đi
- Phần 3 (Khổ cuối): lời ru chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành
=> Nét độc đáo trong bố cục là gợi tả sự lớn dần theo thời gian của nhân vật con, từ khi con bé đến lúc trưởng thành.
Câu 3. Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau .
- Chòng chành nhịp võng ca dao: gợi tả hình ảnh mẹ đang đu võng ru con, đồng thời gợi tả âm điệu trầm bổng của những câu hát mẹ ru con,
- Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau: gợi tả vẻ đẹp rạng rỡ của người mẹ.
Câu 4. Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy? Cách khắc họa hình ảnh người mẹ có gì độc đáo?
- Hình ảnh người mẹ với vẻ đẹp thời con gái như “vầng trăng”, hình ảnh tần tảo chịu khó trong lao động – vừa giã gạo vừa nuôi con, tấm áo bạc phếch, màu trắng nôn nao trên mái tóc mẹ, lưng còng vì gánh nặng thời gian, nhưng dù vất vả thì lời ru vẫn thật ngọt ngào, thảo thơm, gửi gắm tình cảm của mẹ.
- Độc đáo: hình ảnh mẹ gắn với lời ru, mẹ hiện lên song hành trong tình cảm của con dành cho mẹ.
Câu 5. Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?
Vần cách, dựa vào câu thơ trong bài.
Câu 6. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.
- Cảm hứng chủ đạo: tình cảm yêu thương, gắn bó dành cho người mẹ.
- Tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng: góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ.
Câu 7. Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
Nhan đề đã thể hiện được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nhan đề “Trong lời mẹ hát” gợi ra đối tượng của bài thơ viết về lời ru của người mẹ.
Câu 8. Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?
Văn bản “Trong lời mẹ hát” gửi gắm sự yêu thương và biết ơn mẹ bằng cách sử dụng những hình ảnh bình dị và đặc biệt sử dụng lời ru. Tác giả không trực tiếp nói ra nhưng từng câu, từng hình ảnh lại thể hiện rõ điều đó, điều này vừa cho thấy sự tinh tế của nhà thơ vừa thấy được cái tài của Trương Nam Hương.