Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương Cánh diều

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Tự đánh giá: Cố hương, vô cùng hữu ích.

Bạn đang đọc: Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương

Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Hãy cùng tham khảo dưới đây.

Soạn văn 8: Tự đánh giá Cố hương

    Soạn bài Tự đánh giá Cố hương – Mẫu 1

    Chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ 1 đến 5):

    Câu 1. Đoạn tóm tắt phần lược đi cho biết những thông tin gì quan trọng để hiểu đoạn trích?

    A. Sau hơn hai mươi năm xa cách, nhân vật Tấn trở lại thăm quê.

    B. Ngày trước, Tấn và Nhuận Thổ là bạn bè thân thiết với nhau.

    C. Chị Hai Dương – “nàng Tây Thi đậu phụ” cũng trở nên thực dụng.

    D. Thời tiết khi Tấn về quê đang giữa mùa đông, trời âm u và gió lạnh.

    Câu 2. Nhân vật trung tâm của truyện là ai?

    A. Nhuận Thổ

    B. Tấn – nhân vật xưng “tôi”

    C. Hoàng – cháu của Tấn

    D. Mẹ của Tấn

    Câu 3. Việc lựa chọn ngôi kể trong văn bản không có tác dụng nào sau đây?

    A. Giúp khám phá thế giới nội tâm của nhân vật

    B. Khiến câu chuyện được kể lại chân thật, sinh động

    C. Bộc lộ cảm xúc của nhân vật một cách trực tiếp, chân thực

    D. Giúp người đọc dễ dàng xác định được bố cục của truyện

    Câu 4. Trong phần (2) của truyện ngắn này, chi tiết nào khiến nhân vật “tôi” bỗng nhiên hoảng sợ?

    A. Khung cảnh ngôi làng mờ dần trước mắt nhân vật “tôi”.

    B. Hình ảnh ngày xưa của Nhuận Thổ mờ nhạt dần trong tâm trí nhân vật “tôi”.

    C. Nhân vật “tôi” suy nghĩ và mong mỏi về tương lai như những niềm hi vọng.

    D. Mẹ của nhân vật “tôi” than phiền về cách hành xử của chị Hai Dương.

    Câu 5. Việc xác định chủ đề của truyện ngắn này dựa vào câu hỏi nào sau đây?

    A. Nhan đề của truyện là gì?

    B. Sự việc nào là sự việc tiêu biểu trong truyện?

    C. Tác phẩm viết về cái gì?

    D. Vấn đề cơ bản mà truyện nêu lên là gì?

    Câu 6. Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như thế nào? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy?

    Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?

    Câu 8. Nhân vật “tôi” cảm thấy giữa bản thân và Nhuận Thổ “đã có một bức tường khá dày ngăn cách”. Theo em, bức tường này do nguyên nhân nào tạo nên?

    Câu 9. Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời như thế nào?

    Câu 10. Cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” cho rằng: “… Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) trình bày ý kiến của em về quan điểm trên.

    Gợi ý:

    Câu 1. A

    Câu 2. B

    Câu 3. D

    Câu 4. D

    Câu 5. C

    Câu 6.

    – Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật:

    • Chị Hai Dương: – “nàng Tây Thi đậu phụ” là một người phụ nữ duyên dáng, trước đây được mọi người yêu quý, sau nhiều năm trở thành một người phụ nữ xấu cả ngoại hình lẫn tính cách.
    • Nhuận Thổ: Không còn là một cậu bé khỏe mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều điều thú vị nữa. Mà trở thành một anh nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm và cam chịu số phận.

    – Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, tương phản đối lập.

    Câu 7. Tình cảm, thái độ của tác giả: đau xót trước sự thay đổi của quê hương, con người và từ đó phê phán xã hội phong kiến mục nát đương thời.

    Câu 8. Nhân vật “tôi” cảm thấy giữa bản thân và Nhuận Thổ “đã có một bức tường khá dày ngăn cách” vì sự khác biệt giữa hoàn cảnh gia đình.

    Câu 9. Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời mà con người được hưởng công bằng, tự do.

    Soạn bài Tự đánh giá Cố hương – Mẫu 2

    I. Tác giả

    – Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, lúc nhỏ tên là Chu Trương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân.

    – Quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang (Trung Quốc).

    – Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên từ nhỏ ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn.

    – Lúc đầu, ông nghĩ rằng sức mạnh của khoa học, kĩ thuật có thể cứu được đất nước nên ông lần lượt theo học ngành hàng hải, địa chất rồi y học.

    – Nhưng rồi nhận ra khoa học không thể làm thay đổi được xã hội một cách triệt để, ông quyết định từ bỏ ngành y, chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”.

    – Các tác phẩm của ông gồm có: 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn “Gào thét” (1923) và “Bàng hoàng” (1926).

    II. Tác phẩm

    1. Xuất xứ

    – Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của tập Gào thét.

    – Đây là một truyện ngắn có tính chất hồi ký.

    2. Bố cục

    Gồm 3 phần:

    • Phần 1. Từ đầu đến “đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống”: nhân vật tôi trên đường về thăm quê.
    • Phần 2. Tiếp theo đến “tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”: nhân vật tôi trong những ngày ở quê.
    • Phần 3. Còn lại: nhân vật tôi khi rời xa quê.

    3. Tóm tắt

    Nhân vật tôi trong chuyến về thăm quê lần cuối cùng, nhìn thấy làng quê mình trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Những con người xưa cũng đã thay đổi. Đặc biệt làn Nhuận Thổ – người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu khi phải chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời. Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, tôi suy nghĩ về con đường đi của nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước Trung Hoa tiến lên.

    III. Tổng kết

    – Nội dung: Đến với truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm.

    – Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật, cốt truyện độc đáo…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *