Văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều trích trong Bích Câu kì ngộ. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 11.
Bạn đang đọc: Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều Chân trời sáng tạo
Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Tú Uyên gặp Giáng Kiều. Các bạn học sinh có thể tham khảo ngay sau đây.
Soạn văn 11: Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Trước khi đọc
Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh.
Gợi ý:
Theo tôi, “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh” là người có vẻ đẹp hoàn hảo, giống như tranh vẽ.
Đọc văn bản
Câu 1. Bạn có nhận xét gì tình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này?
Tình cảm của chàng Tú Uyên: si mê, rung động trước vẻ đẹp của Giáng Kiều.
Câu 2. Hãy hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép.
– Trước: đơn sơ với mái nhà tranh, cô đơn lẻ bóng
– Sau:
- Có đôi hầu, có bình trầm và chén hà để uống rượu vui.
- Nhà tranh biến thành lâu đài
- Quần áo, xiêm hài đầy đủ.
- Bạn bè đông đủ tới chúc mừng.
- Các tiên nữ nhảy múa cùng quần áo sắc màu thiết tha, nổi bật và duyên dáng.
Sau khi đọc
Câu 1. Dựa vào tóm tắt, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào?
Cốt truyện của Bích Câu kì ngộ: Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ
Câu 2. Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Chi tiết có vai trò quan trọng: Tú Uyên rình xem, thấy mĩ nhân từ trong tranh bước ra, vội vàng chào hỏi.
Câu 3. Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều thể hiện qua văn bản.
– Tú Uyên: giàu tình cảm, thủy chung khi yêu Giáng Kiều từ lần gặp đầu tiên, ngày đêm tương tư đến người đẹp.
– Giáng Kiều: xinh đẹp, hiền dịu và một lòng mến mộ Tú Uyên.
Câu 4. Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại dưới đây:
Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân
Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi
Song còn mấy bạn tương tri
Bấy lâu chưa có chút gì là đâu
Trước xin từ biệt cùng nhau
Chữ duyên này trở về sau còn dài”?
Cách thể hiện thái độ thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều đầy khéo léo, tế nhị: thấy Tú Uyên muốn vượt quá giới hạn, Giáng Kiều đã tỉnh tảo, nhẹ nhàng mà kiên quyết phân tích cho chàng rằng đôi bên có nợ duyên kiếp, đừng gấp gáp vì còn ngày rộng tháng dài, từ từ tìm hiểu cũng không muộn.
Câu 5. Dấu hiệu nào trong đoạn trích cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học?
- Ngôn ngữ ước lệ tượng trưng
- Kết hợp tự sự với trữ tình
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ cùng nhiều điển tích, điển cố
- Lời lẽ văn hoa, bay bổng,…
Câu 6. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?
Qua câu chuyện tình yêu mang màu sắc hoang đường để nhắn gửi một vấn đề cụ thể, bộc lộ quan niệm nhân sinh mong muốn thoát li thế giới thực tại lúc bấy giờ.
* Bài tập sáng tạo:
Hãy diễn xuôi đoạn trích này và nhận xét sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm.
Gợi ý:
Tú Uyên lúc nào cũng ôm tranh bên mình, mơ tưởng đến người đẹp. Một hôm chàng có việc ở trường về muộn, thầy cơm nước đã bày sẵn. Nghi ngờ, sáng hôm sau, chàng vờ ra đi, rồi lại trở về xem rõ sự tình. Bỗng nhiên, một thiếu nữ từ trong tranh bước ra quét dọn, lo bếp núc. Mừng rõ, Tú Uyên bước ra chào hỏi. Thiếu nữ đành thú nhận mình là Giáng Kiều, người tiên vốn có tiền duyên với chàng. Tú Uyên mong muốn được nên duyên, Giáng Kiều khuyên chàng đừng gấp gáp vì còn ngày rộng tháng dài, từ từ tìm hiểu cũng không muộn.
=> Đoạn trích truyện thơ có kết hợp cả yếu tố tự sự và trữ tình còn đoạn trích diễn xuôi chỉ sử dụng yếu tố tự sự, kể lại sự việc đơn thuần. Từ đó, đoạn trích truyện thơ dễ nhớ, dễ cảm nhận hơn.