Văn bản Tuổi thơ tôi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 6.
Bạn đang đọc: Soạn bài Tuổi thơ tôi – Chân trời sáng tạo 6
Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 6: Tuổi thơ tôi, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 6: Tuổi thơ tôi
Soạn bài Tuổi thơ tôi – Mẫu 1
(1) Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh, tác phẩm Tuổi thơ tôi.
(2) Thân bài
a. Kỉ niệm ngày thơ ấu của nhân vật tôi
– Hoàn cảnh: Nhân vật tôi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế văng vẳng liền nhớ về kỉ niệm ngày xưa.
– Những kỉ niệm: Tuổi thơ của nhân vật tôi lúc nào cũng lũi cũi khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu và trò chơi đá dế quen thuộc của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào.
b. Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa
* Nhân vật Lợi
– Nổi tiếng là thu vén, ai nhờ gì nó cũng làm nhưng phải trả công đàng hoàng.
– Từ hôm tình cờ bắt được chú dế lửa ai đổi gì Lợi cũng không đổi.
– Bạn bè trong lớp đâm ra ghét Lợi, ai cũng muốn làm lợi bẽ mặt ít nhất một lần
* Chú dế lửa
– Ngoại hình: Có màu đỏ, nhỏ con, hàm răng rất khỏe
– Tính cách: Khỏe mạnh, lì đòn, hiếu chiến
– Đặc điểm: Rất khó để kiếm được dế lửa, thi thoảng mới xuất hiện một con.
c. Câu chuyện đáng buồn
– Bảo nghĩ ra trò nghịch ngợm khiến Lợi bị thầy Phu thu mất chú dế lửa.
– Không may chiếc cặp sách của thầy Phu đã đề xẹp lép hộp diêm của Lợi.
– Kết quả:
- Lợi khóc, cặp mắt đỏ hoe nước mắt nước mũi chảy thành dòng. Các bạn trong lớp đều thương chú dế và Lợi.
- Chúng tôi đào mộ chôn chú Dế lửa, đám tang dế lửa ai cũng có mặt.
- Thầy Phu cũng đến thầy còn làm vòng hoa tim tím đặt trên mộ chú Dế và gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới Lợi.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Soạn bài Tuổi thơ tôi – Mẫu 2
2.1 Chuẩn bị đọc
Những hành động có thể gây tổn thương người khác: nói xấu bạn bè, từ chối sự giúp đỡ của người khác…
2.2 Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?
Lợi rất quý chú dế lửa. Nó đánh nhau không loại dế nào bì được, lại rất khó để tìm được một chú dế lửa.
Câu 2. Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy?
Con dế kêu khiến thầy giáo phát hiện ta. Hộp dế của lợi bị thầy giáo thu mất.
Câu 3. Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào?
Những người bạn của Lợi không hề xấu. Nhưng chỉ vì sự ghen tị khi Lợi có con Dế Lửa nên mới có những hành động như vậy.
2.3 Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?
Văn bản kể về tuổi thơ của nhân vật “tôi”. Qua đó gửi gắm bài học ý nghĩa về tình bạn.
Câu 2. Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.
Cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật “Lợi”: trùm sỏ, thu vén cá nhân, ra giá nghiêm chỉnh, làm giàu.
Câu 3. Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?
– Khi biết dế lửa chết, Lợi đã “khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy”, “cặp mặt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng”.
Câu 4. Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
– Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà, đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.
– Đám tang chú dế, tất cả bạn bè của Lợi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.
– Lợi đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sửa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chú dế rồi thi nhau lấp đất cho đầy.
– Khi ngôi mộ của chú dế đã vun cao, Lợi cắm lên đó những nhánh cỏ tươi.
Câu 5. Trong truyện Tuổi thơ tôi:
a. Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Dựa vào nội dung câu chuyện kể về nhân vật Lợi.
b. Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.
– Ban đầu, dế lửa khiến cho những người bạn cảm thấy ghen ghét Lợi. Nhưng sau cái chết của dế lửa đã giúp gắn kết tình bạn của các nhân vật.
– Một số chi tiết như:
- Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.
- Khi thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.
- Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.
Câu 6. Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?
- Cái chết của dế lửa đã cho thấy lợi là một cậu bé tình cảm, nhân hậu. Từ việc ganh tị, trở nên đồng cảm.
- Sự thay đổi đó đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện thêm rõ ràng hơn.
Câu 7. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
Trong cuộc sống, con người cần phải biết cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu nhau.
Soạn bài Tuổi thơ tôi – Mẫu 3
3.1 Tác giả, tác phẩm
– Đôi nét về tác giả:
- Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955.
- Quê hương: huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Ông là một trong những nhà văn được độc giả lứa tuổi thiếu niên rất yêu thích.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Trước vòng chung kết, Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…
– Văn bản Tuổi thơ tôi được in trong tập Sương khói quê nhà.
– Tóm tắt văn bản: Nhân vật tôi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế văng vẳng liền nhớ về kỉ niệm ngày xưa. Đặc biệt là về cậu bạn Lợi – lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Cậu có một con dế lửa dũng mãnh. Bạn bè trong lớp tìm mọi cách gạ gẫm đổi lấy con dế nhưng Lợi không đồng ý, từ đó đâm ra ghét Lợi. Một hôm trong lớp học, cậu bạn tên Bảo nghĩ ra một trò nghịch ngợm khiến con dế của Lợi bị thầy giáo thu mất. Sau tiết học, thầy giáo định trả con dế cho cậu nhưng nó đã bị chiếc cặp của thầy đè lên xẹp lép. Lợi vô cùng buồn bã, rưng rưng nước mắt. Đến khi Lợi chôn con dế dưới gốc cây bời lời. Tất cả các bạn trong lớp đều có mặt, thầy Phu cũng đến và còn đặt ở mộ con dế một chiếc vòng hoa.
3.2 Đọc – hiểu văn bản
1. Kỉ niệm ngày thơ ấu của nhân vật tôi
– Hoàn cảnh: Nhân vật tôi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế văng vẳng liền nhớ về kỉ niệm ngày xưa.
– Những kỉ niệm: Tuổi thơ của nhân vật tôi lúc nào cũng lũi cũi khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu và trò chơi đá dế quen thuộc của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào.
2. Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa
a. Nhân vật Lợi
– Nổi tiếng là thu vén, ai nhờ gì nó cũng làm nhưng phải trả công đàng hoàng.
– Từ hôm tình cờ bắt được chú dế lửa ai đổi gì Lợi cũng không đổi.
– Bạn bè trong lớp đâm ra ghét Lợi, ai cũng muốn làm lợi bẽ mặt ít nhất một lần
b. Chú dế lửa
– Ngoại hình: Có màu đỏ, nhỏ con, hàm răng rất khỏe
– Tính cách: Khỏe mạnh, lì đòn, hiếu chiến
– Đặc điểm: Rất khó để kiếm được dế lửa, thi thoảng mới xuất hiện một con.
3. Câu chuyện đáng buồn
– Bảo nghĩ ra trò nghịch ngợm khiến Lợi bị thầy Phu thu mất chú dế lửa.
– Không may chiếc cặp sách của thầy Phu đã đề xẹp lép hộp diêm của Lợi.
– Kết quả:
- Lợi khóc, cặp mắt đỏ hoe nước mắt nước mũi chảy thành dòng. Các bạn trong lớp đều thương chú dế và Lợi.
- Chúng tôi đào mộ chôn chú Dế lửa, đám tang dế lửa ai cũng có mặt.
- Thầy Phu cũng đến thầy còn làm vòng hoa tim tím đặt trên mộ chú Dế và gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới Lợi.