Soạn bài Vẻ đẹp bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” – Chân trời sáng tạo 6

Vẻ đẹp bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo.

Bạn đang đọc: Soạn bài Vẻ đẹp bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” – Chân trời sáng tạo 6

Soạn bài Vẻ đẹp bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” – Chân trời sáng tạo 6

Soạn bài Vẻ đẹp bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”

Chính vì vậy, Download.vn muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Vẻ đẹp bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”. Mời tham khảo để chuẩn bị bài tốt hơn.

Soạn văn 6: Vẻ đẹp bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”

    Soạn bài Vẻ đẹp bài ca dao đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

    Trải nghiệm cùng văn bản

    a. Giới thiệu về bài ca dao

    – Khái quát chung về ca dao: Ca dao, dân ca Việt Nam có những bài diễn tả tình yêu quê hương đất nước, con người.

    – Giới thiệu và trích dẫn bài ca dao: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

    => Cách giới thiệu trực tiếp.

    b. Phân tích vẻ đẹp của bài ca dao

    – Hai dòng thơ đầu: Vẻ đẹp của thiên nhiên

    • Kéo dài tới mười hai tiếng; sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ; các từ ngữ chỉ vị trí, địa điểm gợi ra vẻ đẹp cánh đồng mênh mông, vô tận.
    • Hình ảnh so sánh độc đáo: cô gái như “chẽn lúa đòng đòng…” gợi sự trẻ trung, duyên dáng…

    – Hai dòng thơ cuối: Vẻ đẹp của con người

    • Hình ảnh cánh đồng và cô gái hợp thành một bức tranh đồng quê.
    • Bài ca dao là lời của cô gái nhân buổi sáng thăm đồng lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê, nhưng cũng có thể là lời của chàng trai mở lời ngợi ca cánh đồng hay cũng có thể là ngợi ca cô gái mà anh thầm yêu.

    c. Đánh giá về bài ca dao

    – Khái quát về nội dung: Chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng mở ra không gian bao la rộng lớn của đồng quê và cảm xúc của người dân quê vừa thiết tha vừa sâu lắng.

    – Khái quát về nghệ thuật: Lời ăn tiếng nói dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào.

    Suy ngẫm và phản hồi

    Câu 1. Theo Bùi Mạnh Nhi, những hình ảnh đặc sắc nào của quê hương đã được khắc hoạ qua bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”?

    • Vẻ đẹp của thiên nhiên: cánh đồng lúa bao la, trù phú.
    • Vẻ đẹp của con người: cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

    Câu 2. Bài viết này đã đề cập đến những nét độc đáo nào của bài ca dao?

    Nét đặc sắc của bài ca dao nằm ở:

    – Hai dòng thơ đầu kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp từ, điệp ngữ; ngôn ngữ đầy màu sắc địa phương.

    – Hai dòng thơ sau có hai cách hiểu: Lời của cô gái nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắn nhìn cánh đồng quê tràn đầy sức sống. Lời của chàng trai mở lời ngợi ca cánh đồng hay cũng có thể là ngợi ca cô gái mà anh thầm yêu.

    Câu 3. Bài viết đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả khi đọc bài ca dao? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.

    – Cảm xúc của tác giả: Sự yêu mến, lòng tự hào trước vẻ đẹp thiên nhiên và con người của quê hương. Đồng thời, tác giả còn bộc lộ sự bất ngờ, hứng thú trước sự độc đáo của bài ca dao.

    – Một số chi tiết:

    • Bài ca dao gây ấn tượng đặc biệt ngay từ những dòng thơ đầu.
    • Hai dòng cuối bài có vẻ đẹp riêng trong sự kết hợp với toàn bài.
    • Tuy nhiên bài ca dao có thể vẫn còn mang những tình ý khác, tùy thuộc vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát.
    • Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *