Soạn bài Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân – Cánh Diều 6

Soạn bài Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân – Cánh Diều 6

Trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 6, các thầy cô giáo thường yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang đọc: Soạn bài Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân – Cánh Diều 6

Soạn bài Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân – Cánh Diều 6

Download.vn Soạn văn 6: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân, thuộc bộ sách Cánh Diều, mời các bạn học sinh tham khảo.

Soạn văn 6: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

    Soạn bài Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

    1. Định hướng

    a. Kỉ niệm là những câu chuyện còn giữ lại được trong trí nhớ của mỗi người. Viết bài văn kể về một kỉ niệm là ghi lại những điều thú vị, có ấn tượng sâu sắc về một sự việc trong quá khứ mà em đã chứng kiến và trải nghiệm. Trong bài viết người kể sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi”.

    b. Cách viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân:

    • Xác định kỉ niệm được kể lại và nêu tên kỉ niệm đó ở nhan đề của bài viết.
    • Kể về diễn biến của sự việc đó. Kỉ niệm đó có gì đặc sắc và đáng nhớ.
    • Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi” để trình bày quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
    • Suy nghĩ về những ảnh hưởng, tác động của kỉ niệm ấy.
    • Nói lên mong ước và cảm nghĩ của người viết.

    2. Thực hành

    Bài tập: Viết bài văn kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.

    a. Chuẩn bị

    – Nhớ lại và xác định một kỉ niệm sâu sắc của em những năm học tiểu học (kỉ niệm gì, với ai, khi nào…)

    – Xem lại cách viết một kỉ niệm.

    b. Tìm ý và lập dàn ý

    – Tìm ý dựa vào mục a nêu trên, đặt ra và trả lời các câu hỏi như:

    • Em nhớ và định kể lại kỉ niệm gì?
    • Câu chuyện xảy ra như thế nào?
    • Vì sao kỉ niệm ấy sâu sắc, đáng nhớ?

    – Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp theo ba phần:

    (1) Mở bài: Nêu khái quát về kỉ niệm em định kể.

    (2) Thân bài

    • Nêu địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.
    • Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc, chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ… đặc sắc đáng nhớ.
    • Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.

    (3) Kết bài

    • Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm đó.
    • Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy.

    c. Viết: Từ dàn ý đã làm, viết thành bài văn theo yêu cầu của đề.

    d. Kiểm tra và chỉnh sửa

    – Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ, chính xác như yêu cầu của đề bài và dàn ý chưa.

    – Xác định những chỗ mắc các lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp, liên kết câu… nêu cách sửa chữa.

    * Bài mẫu:

    Trong cuộc đời mỗi con người có lẽ sẽ không ai là quên được những kỉ niệm của tuổi học trò, đặc biệt là những kỉ niệm của buổi đầu tiên đi học. Tôi cũng vậy, hằng năm, cứ khi thu về, trong lòng tôi lại dâng trào những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học.

    Hôm ấy, tôi đã thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị sách vở thật đầy đủ. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp vốn đã rất thân quen. Bầu trời hôm nay dường như cao và xanh hơn mọi ngày. Tôi ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường mà lòng cảm thấy bồi hồi. Đường phố hôm nay dường như cũng tấp nập hơn. Tôi nhìn thấy rất nhiều bạn học sinh trong bộ quần áo mới, ngồi sau bố. Khuôn mặt của các bạn vừa có chút lo âu, vừa có chút háo hức. Tôi còn nhìn thấy các anh chị lớp trên đạp xe trên con đường, trò chuyện cùng bạn bè rất vui vẻ.

    Dù đã đến trường nhận lớp và được làm quen với thầy cô, bạn bè trước đó. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho tôi và cùng ông nội bước vào trường. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng của lớp tôi để đón các bạn học sinh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật trịnh trọng với lời phát biểu của thầy hiệu trưởng, lời phát biểu của anh chị học sinh cuối cấp và của một bạn học sinh lớp Một. Cuối buổi lễ, thầy hiệu trưởng đã thay mặt thầy cô đánh tiếng trống khai trường. Khi nghe tiếng trống ấy, tôi cảm thấy bồi hồi và thật xúc động.

    Sau khi kết thúc buổi lễ khai giảng, tôi cùng các bạn đi theo hàng vào lớp. Buổi học đầu tiên diễn ra với bài tập đọc. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Những tiết học tiếp theo diễn ra cũng rất vui vẻ và thú vị. Tôi còn hăng hái giơ tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Đến chiều về, khi gặp lại ông nội sau một ngày học, tôi hân hoan kể cho ông nghe những câu chuyện ở lớp học. Ông còn khen và thưởng cho tôi một que kem thật to vì sự cố gắng của mình.

    Quả thật, buổi học đầu tiên luôn đem đến cho mỗi người những dấu ấn thật đặc biệt. Đến bây giờ, đó vẫn là kí ức tuyệt vời trong thời thơ ấu mà tôi nhớ mãi.

    Xem thêm: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *