Giải Sinh 9 Bài 18 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Prôtêin thuộc chương 3 ADN và Gen.
Bạn đang đọc: Soạn Sinh 9 Bài 18: Prôtêin
Soạn Sinh 9 Bài 18 Prôtêin được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 56. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.
Soạn Sinh 9 Bài 18: Prôtêin
Tóm tắt lý thuyết Sinh 9 Bài 18: Prôtêin
I. Cấu trúc của Prôtêin
– Protein là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính: C, H, O, N và có thể gồm 1 số nguyên tố khác.
– Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn.
– Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin, có hơn 20 loại axit amin
Thành phần, số lượng và sự sắp xếp của các axit amin tạo nên vô số các phân tử protein khác nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau → tính đa dạng và đặc thù của protein.
– Tính đa dạng và đặc thù còn được thể hiện ở cấu trúc không gian của protein.
- Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.
- Cấu trúc bậc 2: chuỗi axit amin tạo thành vòng xoắn lò xo đều đặn.
- Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian 3 chiều của protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng.
- Cấu trúc bậc 4: cấu trúc của một số loại protein gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
* Lưu ý:
+ Cấu trúc thể hiện tính đặc thù của protein là cấu trúc bậc 1
+ Chức năng sinh học của protein thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và 4
II. Chức năng của Prôtêin
Đối với tế bào và cơ thể protein có nhiều chức năng quan trọng
1. Chức năng cấu trúc
– Thành phân cấu tạo chất nguyên sinh.
– Hợp phần quan trọng xây dựng các bào quan và màng sinh chất → hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
Ví dụ: histon là protein tham gia vào cấu trúc của NST, collagen và elastin là thành phần chủ yếu của da và mô liên kết…
2. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
– Enzim có bản chất là prôtêin, một số là ARN.
– Enzim tham gia vào quá trình xúc tác của nhiều phản ứng trao đổi chất trong cơ thể.
Ví dụ: trong quá trình tổng hợp ARN có sự tham gia của enzim ARN – polimeraza.
3. Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất
– Protein là thành phần của các hoocmôn điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
– Một số hoocmôn có hoạt tính sinh học cao: insulin điều hòa hàm lượng đường trong máu…
Ngoài ra, prôtêin còn có các chức năng khác như: bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận động cơ thể, dự trữ năng lượng cung cấp cho cơ thể khi thiếu hụt gluxit và lipit…
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 18 trang 54
Trả lời câu hỏi trang 54
Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù?
Trả lời:
Gợi ý 1
– Prôtein có tính đặc thù là do mỗi loại prôtêin khác nhau thì thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin có đặc trưng riêng.
– Prôtêin có tính đa dạng là do phân tử prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 20 loại axit amin. Số lượng và thành phần và trình tự sắp xếp của hai mươi loại axit amin đã tạo ra tính đa dạng của prôtêin.
Gợi ý 2
Tính đa dạng của protein được quy định bởi: Thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axitamin trong phân tử protein.
=> Chỉ cần thay đổi thành phần, số lượng, cách sắp xếp các axit amin thì chúng có thể sắp xếp được một dạng protein mới. Chính vì vậy protein có tính đa dạng.
Trả lời câu hỏi trang 55
Tính đặc trưng của protein được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào?
Trả lời:
Tính đặc trưng của protein được thể hiện ở cấu trúc bậc 3 ( cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho từng loại protein), bậc 4 ( số lượng và số loại chuỗi axit amin)
Trả lời câu hỏi trang 55
Vì sao protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt?
– Nêu vai trò của một số enzim đối với sự tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày?
– Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?
Trả lời:
– Protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt vì các vòng xoắn dạng sợi được bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn.
– Amilaza trong nước bọt ở khoang miệng biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozo.
– Do sự rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến tụy ( sự thay đổi tỉ lệ bất thường của insulin) dẫn tới tình trạng bệnh tiểu đường. Insulin có vai trò chuyển hóa đường glucozo thành glucogen để dự trữ ở gan cho cơ thể sử dụng khi thiếu hụt. Khi việc sản xuất insulin bị giảm làm cho hàm lượng glucozo trong máu tăng lên, lượng này sẽ bị lọc và thải ra ngoài tại thận nên lượng đường trong nước tiểu tăng (chứng tiểu đường). Trong khi đó lượng đường dự trữ thì hạn chế nên cơ thể dễ dàng bị thiếu hụt đường nếu không kịp bổ sung.
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 18 trang 56
Câu 1
Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định?
Gợi ý đáp án
Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố xác định sau:
– Prôtêin có hơn 20 loại axit amin khác nhau được quy định bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin .
– Ngoài ra còn được thể hiện qua các bậc cấu trúc không gian (bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4). Chính ở dạng cấu trúc không gian đặc thù, prôtêin mới thực hiện được chức năng của nó.
Câu 2
Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
Gợi ý đáp án
Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể, nó liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể như:
– Là thành phần cấu trúc của tế bào.
– Xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất (enzim và hoocmon).
– Bảo vệ cơ thể (kháng thể).
– Vận chuyển và cung cấp năng lượng…
Câu 3
Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?
a) Cấu trúc bậc 1
b) Cấu trúc bậc 2
c) Cấu trúc bậc 3
d) Cấu trúc bậc 4
Gợi ý đáp án
Đáp án: a
Câu 4
Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
a) Cấu trúc bậc 1
b) Cấu trúc bậc 1 và 2
c) Cấu trúc bậc 2 và 3
d) Cấu trúc bậc 3 và 4
Gợi ý đáp án
Đáp án: d.
Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 18
Câu 1: Protein không có vai trò nào sau đây
A. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể
B. Là thành phần cấu tạo nên chất xúc tác
C. Là thành phần cấu tạo nên các hoocmon điều hòa quá trình trao đổi chất
D. Bảo vệ các bào quan thông qua khả năng thực bào
Câu 2: Khối lượng của mỗi phân tử protein (được tính bằng đơn vị cacbon) là:
A. Hàng chục
B. Hàng ngàn
C. Hàng trăm ngàn
D. Hàng triệu
Câu 3: Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là:
A. Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin
B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit
C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 4: Cấu trúc dưới đây thuộc loại prôtêin bậc 3 là:
A. Một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại
B. Hai chuỗi axit amin xoắn lò xo
C. Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại
D. Hai chuỗi axit amin
Câu 5: Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:
A. Cấu trúc bậc 1
B. Cấu trúc bậc 1 và 2
C. Cấu trúc bậc 2 và 3
D. Cấu trúc bậc 3 và 4
Câu 6: Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây thành phần cấu tạo có protein?
A. Enzim
B. Kháng thể
C. Hoocmon
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Quá trình tổng hợp protein xảy ra ở:
A. Trong nhân tế bào
B. Trên phân tử ADN
C. Trên màng tế bào
D. Tại ribôxôm của tế bào chất
Câu 8: Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:
A. Ribônuclêôtit
B. Axit nucleic
C. Axit amin
D. Các nuclêôtit
Câu 9: Yếu tố nào sau đây chi phối nhiều nhất đến tính đặc thù của prôtêin?
A. Trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin đó.
B. Cấu trúc không gian của phân tử prôtêin đó.
C. Số lượng axit amin trong phân tử prôtêin đó.
D. Thành phần axit amin trong phân tử prôtêin đó.
Câu 10: Chức năng nào sau đây không phải của prôtêin?
1. Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
2. Kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể.
3. Kích tố, điều hòa trao đổi chất.
4. Chỉ huy việc tổng hợp NST.
5. Nguyên liệu oxy hóa tạo năng lượng.
6. Quy định các tính trạng của cơ thể.
Phương án đúng là:
A. 2
B. 3, 4
C. 4
D. 1, 5
Câu 11: Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau do
A. bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.
B. chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. cơ chế tổng hợp protein khác nhau.
D. có quá trình trao đổi chất khác nhau.