Soạn Sinh 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Soạn Sinh 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giải Sinh 9 Bài 41 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Môi trường và các nhân tố sinh thái thuộc chương 1 Sinh vật và môi trường.

Bạn đang đọc: Soạn Sinh 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Soạn Sinh 9 Bài 41 Môi trường và các nhân tố sinh thái được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được các nhân tố sinh thái của môi trường. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.

Soạn Sinh 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

    Trả lời câu hỏi Sinh học 9 Bài 41

    Câu hỏi trang 119

    Quan sát trong tự nhiên, hãy điền tiếp nội dung phù hợp với các ô trống trong bảng 41.1.

    Trả lời:

    STT Tên sinh vật Môi trường sống
    1 Cây hoa hồng Đất – không khí
    2 Cá chép Nước
    3 Sán lá gan Sinh vật
    4 Giun đất Trong đất

    Câu hỏi trang 119

    Hãy điền vào bảng 41.2 tên các nhân tố sinh thái của môi trường tự nhiên, lựa chọn và sắp xếp các nhân tố sinh thái theo từng nhóm.

    Trả lời:

    Nhân tố vô sinh Nhân tố con người Nhân tố các sinh vật khác
    Nhiệt độ Người trồng cây Sâu hại cây trồng
    Ánh sáng Người bón phân Chim sẻ bắt sâu
    Không khí Người cải tạo đất Sán ký sinh trong chó
    Nước Người tưới nước Vi khuẩn gây bệnh

    Câu hỏi trang 120

    Em hãy nhận xét sự thay đổi của nhân tố sau:

    – Trong một ngày (từ sáng tới tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên đất thay đổi như thế nào?

    – Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?

    – Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?

    Gợi ý đáp án 

    – Trong một ngày (từ sáng tới tối), cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên đất tăng dần sáng tới trưa và giảm dần vào chiều cho đến tối.

    – Ở nước ta, mùa hè ngày dài đêm ngắn và mùa đông ngày ngắn đêm dài.

    – Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm:

    + Mùa xuân: ấm áp.

    + Mùa hè: nóng.

    + Mùa thu: mát mẻ.

    + Mùa đông: lạnh.

    Giải SGK Sinh 9 Bài 41 trang 121

    Câu 1

    Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

    Gợi ý đáp án:

    Có hai nhóm nhân tố sinh thái chính:

    – Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.

    – Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

    Câu 2

    Quan sát trong lớp học và điền thêm vào bảng những nhân tố sinh thái tác động tới việc học tập và sức khoẻ của học sinh vào bảng 41.3

    Bảng 41.3. Bảng điền các nhân tố sinh thái trong lớp học

    STT Nhân tố sinh thái Mức độ tác động
    1 Ánh sáng Đủ ánh sáng để đọc sách
    2

    Gợi ý đáp án:

    STT Nhân tố sinh thái Mức độ tác động
    1 Ánh sáng Đủ ánh sáng để đọc sách
    2 Nghe giảng Lắng nghe thầy giảng
    3 Viết bài Chép bài đầy đủ
    4 Trời nóng bức Ngồi chật, khó chịu, ảnh hưởng đến học tập
    5 Giáo viên giảng bài Tác động tới học sinh, lắng nghe thầy cô giảng bài.
    6 Bạn học ngồi cạnh nói chuyện trong giờ học Nói chuyện trong giờ, không tập trung nghe giảng
    7

    Câu 3

    Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.

    Gợi ý đáp án:

    Khi đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi.

    Những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan làm cây thay đổi.

    Môi trường sống

    Các nhân tố sinh thái

    Trong rừng rậm Vườn nhà
    Nơi sống Dưới tán cây cối rậm rạp Cây cối thưa thớt
    Ánh sáng Yếu do bị cấy cao che phủ. Mạnh vì không bị cây cối che mất ánh sáng.
    Độ ẩm Khá cao Thấp
    Nhiệt độ Khá ổn định Không ổn định
    Con người Ít tác động Tác động mạnh
    Dinh dưỡng Tùy vào nơi sống, cạnh tranh Được cung cấp đầy đủ.

    Câu 4

    Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:

    – Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, trong đó điểm cực thuận là +55oC.

    – Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.

    Gợi ý đáp án

    Soạn Sinh 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

    Lý thuyết Môi trường và các nhân tố sinh thái

    I. Môi trường sống của sinh vật

    – Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

    – Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:

    + Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ …

    + Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi … trong đó có sinh vật sống.

    + Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng … bầu khí quyển bao quanh trái đất

    + Môi trường sinh vật: động vật, thực vật, con người … là nơi sống cho các sinh vật khác

    II. Các nhân tố sinh thái của môi trường

    – Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật

    – Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

    • Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): không khí, độ ẩm, ánh sáng …
    • Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống) được chia thành 2 nhóm: các sinh vật: cây xanh, sinh vật kí sinh, cộng sinh…; nhân tố con người có các tác động tiêu cực (săn bắn, đốt phá rừng) và tác động tích cực (cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép).

    – Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng, từng môi trường và thời gian tác động.

    III. Giới hạn sinh thái

    – Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

    – Giới hạn sinh thái ở các loài động vật khác nhau là khác nhau. Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng sẽ phân bố rộng, dễ thích nghi.

    + Ví dụ cá rô phi có giới hạn sinh thái nhiệt độ là 50C – 420C, vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn sinh thái nhiệt độ từ 00C – 900C.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *