Soạn Sinh 9 Bài 6: Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

Soạn Sinh 9 Bài 6: Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

Giải Sinh 9 Bài 6 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại thuộc chương 1 Các thí nghiệm của Menđen.

Bạn đang đọc: Soạn Sinh 9 Bài 6: Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

Soạn Sinh 9 Bài 6 các em biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại. Đồng thời hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng. Vậy dưới đây là bài thu hoạch Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại mời các bạn cùng theo dõi.

Bài thu hoạch Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

    I. Mục tiêu

    • Qua bài thực hành này giúp các em học sinh biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.
    • Đồng thời nhanh chóng biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.

    II. Chuẩn bị

    Chuẩn bị sẵn hai đồng kim loại.

    III. Cách tiến hành

    1. Gieo một đồng kim loại

    Lấy đồng lim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ một độ cao xác định. Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên của đồng kim loại có thể là mặt sấp (S) hay ngửa (N). Mắt sấp và mặt ngửa của đồng kim loại được quy định trước dựa theo đặc điểm của mỗi mặt.

    Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1 và so sánh tỉ lệ % số lần gặp mỗi mặt nói trên qua 25, 50, 100, 200 lần rơi. Liên hệ kết quả này với tỉ lệ các giao tử được sinh ra từ con lai F1 Aa

    2. Gieo hai đồng kim loại

    Lấy hai đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ một độ cao xác định. Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên của 2 đồng kim loại có thể là một trong ba trường hợp: hai đồng sấp (SS), 1 đồng sấp và 1 đồng ngửa (SN), 2 đồng ngửa (NN).

    Thống kê kết quả mỗi lần rơi và so sánh tỉ lệ % số lần gặp mỗi khả năng nói trên vào mẫu bảng 6.2 và liên hệ kết quả này với tỉ lệ kiểu gen F2 trong lai một cặp tính trạng, giải thích sự tương đồng đó

    IV. Thu hoạch

    Bảng 6.1: Thống kê kết quả gieo một đồng kim loại

    Thứ tự lần gieo S N

    1

    2

    3

    100

    Cộng Số lượng
    %

    Nhận xét:

    – Tỉ lệ xuất hiện mặt ngửa: mặt sấp khi gieo đồng kim loại là xấp xỉ 1:1.

    – Khi số lần gieo đồng kim loại càng nhiều thì tỉ lệ đó càng gần tới 1:1.

    – Khi cơ thể lai F có kiểu gen Aa giảm phân cho hai loại giao tử mang gen A và a với xác suất ngang nhau.

    – Công thức tính xác suất: P(A) = P(a) = 1/2 hay 1A : 1a

    Bảng 6.2. Thống kê kết quả gieo hai đồng kim loại

    Thứ tự lần gieo SS SN NN

    1

    2

    3

    100

    Cộng Số lượng
    %

    Nhận xét:

    – Khi gieo 2 đồng kim loại sẽ xuất hiện với tỉ lệ xấp xỉ 1:2:1

    – Khi số lần gieo đồng kim loại càng lớn thì tỉ lệ đó càng gần tới 1:2:1 hoặc 1/4 : 1/2 : 1/4

    – Giải thích theo công thức tính xác suất:

    Soạn Sinh 9 Bài 6: Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

    – Tỉ lệ kiểu hình ở F2 được xác định bởi sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái có tỉ lệ ngang nhau.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *