Soạn Sinh 9 Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp

Soạn Sinh 9 Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp

Giải Sinh 9 Bài 64 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Tổng kết chương trình toàn cấp.

Bạn đang đọc: Soạn Sinh 9 Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp

Soạn Sinh 9 Bài 64 Tổng kết chương trình toàn cấp được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn hiểu được kiến thức tổng hợp của chương trình toàn cấp. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.

Sinh 9 Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 191 SGK Sinh học 9.

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.1

Bảng 64.1: Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm sinh vật

Các nhóm sinh vật Đặc điểm chung Vai trò

Virut

– Kích thước rất nhỏ (12 – 50 phần triệu milimet).

– Chưa có cấu tạo tế bào, chưa phải là dạng cơ thể điển hình.

– Kí sinh bắt buộc.

Khi kí sinh thường gây bệnh cho sinh vật khác.

Vi khuẩn

– Kích thước nhỏ bé (1 đến vài phần nghìn milimet).

– Có cấu tạo tế bào nhưng chưa có nhân hoàn chỉnh.

– Sống hoại sinh hoặc kí sinh (trừ một số ít tự dưỡng).

– Phân hủy chất hữu cơ, được ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp.

– Gây bệnh cho sinh vật khác và ô nhiễm môi trường.

Nấm

– Cơ thể gồm những sợi không màu, một số ít là đơn bào (nấm men).

– Có cơ quan sinh sản là mũ nấm, sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

– Sống dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).

– Phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ.

– Dùng làm thuốc, hay chế biến thực phẩm.

– Gây bệnh hay gây độc cho sinh vật khác.

Thực vật

– Cơ thể gồm cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt).

– Sống tự dưỡng (tự tổng hợp chất hữu cơ).

– Phần lớn không có khả năng di động.

– Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

– Cân bằng khí O2 và CO2, điều hòa khí hậu.

– Cung cấp nguồn dinh dưỡng, nơi ở và bảo vệ môi trường sống của các sinh vật khác.

Động vật

– Cơ thể gồm nhiều cơ quan, hệ cơ quan: vận động, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa, sinh sản…

– Sống dị dưỡng.

– Có khả năng di chuyển.

– Phản ứng nhanh với các kích thích.

– Cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguồn nguyên liệu dùng vào việc nghiên cứu và hỗ trợ con người.

– Gây bệnh hay truyền bệnh cho người.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 191 SGK Sinh học 9.

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.2.

Bảng 64.2. Đặc điểm của các nhóm thực vật

Các nhóm thực vật Đặc điểm

Tảo

– Là thực vật bậc thấp.

– Gồm các thể đơn bào và đa bào.

– Tế bào có diệp lục.

– Chưa có rễ, thân, lá thật.

– Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính.

– Hầu hết sống ở nước.

Rêu

– Là thực vật bậc cao.

– Có thân, lá cấu tạo đơn giản; rễ giả, chưa có hoa.

– Sinh sản bằng bào tử.

– Là thực vật sống ở cạn đầu tiên nhưng chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt.

Quyết

– Quyết có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn.

– Sinh sản bằng bào tử.

Hạt trần

– Có cấu tạo phức tạp (thông): thân gỗ, có mạch dẫn.

– Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (chưa có hoa và quả).

Hạt kín

– Cơ quan sinh dưỡng có nhiều dạng, rễ, thân, lá có mạch dẫn phát triển.

– Có nhiều dạng hoa, quả (có chứa hạt).

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 191 SGK Sinh học 9.

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.3.

Bảng 64.3. Đặc điểm của cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm

Đặc điểm Cây Một lá mầm Cây Hai lá mầm
Số lá mầm Một Hai
Kiểu rễ Rễ chùm Rễ cọc
Kiểu gân lá Hình cung hoặc song song Hình mạng
Số cánh hoa 6 hoặc 3 5 hoặc 4
Kiểu thân Chủ yếu là thân gỗ Thân gỗ, thân cỏ, thân leo

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 192 SGK Sinh học 9.

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.4.

Bảng 64.4. Đặc điểm của các ngành động vật

Ngành

Đặc điểm

Động vật nguyên sinh

– Cơ thể đơn bào.

– Phần lớn dị dưỡng.

– Di chuyển bằng chân giả, lông hay roi bơi.

– Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

– Sống tự do hoặc kí sinh.

Ruột khoang

– Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi.

– Cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào.

– Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

– Có nhiều dạng sống ở biển nhiệt đới.

Giun dẹp

– Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng, bụng.

– Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.

– Sống tự do hoặc kí sinh.

Giun tròn

– Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức.

– Cơ quan tiêu hóa dài từ miệng đến hậu môn.

– Phần lớn sống kí sinh, một số ít sống tự do.

Giun đốt

– Cơ thể phân đốt, có thể xoang.

– Ống tiêu hóa phân hóa bắt đầu có hệ tuần hoàn.

– Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ .

– Hô hấp qua da hay mang.

Thân mềm

– Thân mềm không phân đốt có vỏ đá vôi, có khoang áo.

– Hệ tiêu hóa phân hóa.

– Cơ quan di chuyển thường đơn giản.

Chân khớp

– Có số loài lớn, chiếm 2/3 số loài động vật.

– Có 3 lớp lớn: giáp xác, hình nhện, sâu bọ.

– Các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.

– Có bộ xương ngoài bằng kitin.

Động vật có xương sống

– Có các lớp chủ yếu: cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

– Có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống).

– Các hệ cơ quan phân hóa và phát triển, đặc biệt là hệ thần kinh.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 192 SGK Sinh học 9.

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 64.5.

Bảng 64.5. Đặc điểm của các lớp động vật có xương sống

Lớp

Đặc điểm

– Sống hoàn toàn dưới nước, hô hấp bằng mang, bơi bằng vây.

– Có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa màu đỏ thẫm.

– Thụ tinh ngoài.

– Là động vật biến nhiệt.

Lưỡng cư

– Sống vừa ở nước và cạn, da trần và ẩm ướt.

– Di chuyển bằng 4 chi.

– Hô hấp bằng phổi và da.

– Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha.

– Thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, nòng nọc phát triển qua biến thái.

– Là động vật biến nhiệt.

Bò sát

– Chủ yếu sống ở cạn, da và vảy sừng khô, cổ dài.

– Phổi có nhiều vách ngăn.

– Tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể là máu pha. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.

– Là động vật biến nhiệt.

Chim

– Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh.

– Phổi có mạng ống khí, có túi tham gia vào hô hấp.

– Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.

– Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt chim bố mẹ.

– Là động vật hằng nhiệt.

Thú

– Có lông mao, răng phân hóa (răng nanh, răng cửa, răng hàm).

– Tim 4 ngăn.

– Não phát triển (đặc biệt là ở bán cầu não, tiểu não).

– Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

– Là động vật hằng nhiệt.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 192 SGK Sinh học 9.

Hãy điền các số tương ứng với các nhóm thực vật vào đúng vị trí của cây phát sinh ở hình 64.1.

1. Tảo

2. Dương xỉ

3. Các cơ thể sống đầu tiên

4. Dương xỉ cổ

5. Các thực vật cạn đầu tiên

6. Hạt kín

7. Tảo nguyên thủy

8. Rêu

9. Hạt trần

Gợi ý đáp án

Chú thích

1. Tảo

2. Dương xỉ

3. Các cơ thể sống đầu tiên

4. Dương xỉ cổ

5. Các thực vật cạn đầu tiên

6. Hạt kín

7. Tảo nguyên thủy

8. Rêu

9. Hạt trần

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 193 SGK Sinh học 9.

Hãy ghép các chữ a, b, c, d, e, g, h, i với các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 theo trật tự tiến hóa của giới Động vật.

Bảng 64.6. Trật tự tiến hóa của giới Động vật

Các ngành động vật Trật tự tiến hóa Kết quả
a. Giun dẹp 1 1 – d
b. Ruột khoang 2 2 – b
c. Giun đốt 3 3 – a
d. Động vật nguyên thủy 4 4 – e
e. Giun tròn 5 5 – c
g. Chân khớp 6 6 – i
h. Động vật có xương sống 7 7 – g
i. Thân mềm 8 8 – h

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *