Tập làm văn lớp 5: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ

Tập làm văn lớp 5: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ

Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ tuyển chọn 6 mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 5 rèn kỹ năng kể chuyện thật tốt, nhanh chóng hoàn thiện bài văn của mình.

Bạn đang đọc: Tập làm văn lớp 5: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ

Tập làm văn lớp 5: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ

Những việc làm thể hiện ý thức chấp hành giao thông như không nô đùa dưới lòng đường, không đi xe dàn hàng ngang, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ…. Với 6 bài văn mẫu dưới đây, hy vọng sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt cho tiết Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia – Kể chuyện lớp 5 tuần 21 – SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 29.

Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ

    Dàn ý kể việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ

    1. Mở bài:

    • Việc làm đó là gì?
    • Xảy ra trong hoàn cảnh nào? Bao giờ?

    2: Thân bài

    Kể lại diễn biến sự việc đó:

    • Giờ tan học buổi trưa, học sinh từ các cổng trường ùa ra rất đông, hòa cùng dòng người xuôi ngược…….
    • Một nhóm học sinh nam đi xe đạp dàn thành hàng ngang.
    • Mẹ em đón em đi học về, cùng chạy xe trên quãng đường đó. Mẹ đã nhắc nhở các anh học sinh nên chấp hành luật lệ giao thông.
    • Ba anh vui vẻ xin lỗi và nghe theo lời mẹ.

    3: Kết bài:

    • Biết tiếp thu ý kiến đúng đắn của người khác để sửa chữa những sai phạm và việc nên làm.
    • Dù nhỏ, mỗi học sinh cũng nên chấp hành luật lệ giao thông để góp phần giữ gìn trật tự, an toàn và xây dựng nếp sống văn minh.

    Kể việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ – Mẫu 1

    Hôm nay trường chúng em tổ chức buổi giao lưu hiểu biết về luật an toàn giao thông. Buổi giao lưu đã cho chúng em những kiến thức bổ ích để chấp hành đúng luật giao thông, đảm bảo an toàn cho mình và mọi người. Sau buổi giao lưu chúng em đã thực hành ngay trên đoạn đường về nhà.

    Trên đường về nhà của em có 2 trạm đèn tín hiệu giao thông và em rất cảm ơn vì từ khi có đèn tín hiệu giao thông việc sang đường trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Hôm nay em đi cùng với một người bạn, đây là lần đầu tiên bạn đó đi bộ về nhà, mọi khi là được bố mẹ đến trường đón bằng xe máy.

    Khi đi đến đèn tín hiệu giao thông, đèn đã chuyển sang đỏ, tuy nhiên lúc đó đường rất vắng vẻ, không có xe qua lại. Bạn của em kéo tay em rồi nói “Chúng ta sẽ chạy thật nhanh sang bên kia, chờ đèn đỏ lâu lắm, dù sao đường cũng không có xe đi mà”. Tuy nhiên em cảm thấy làm như vậy là phạm luật và rất không an toàn. Em liền nói với bạn “Chúng ta chờ đèn đỏ chỉ vài giây thôi, xe máy có thể lao đến bất cứ lúc nào, chúng ta chấp hành nghiêm luật giao thông thì mọi người cũng vậy”. Sau khi nghe em nói, bạn của em liền nhận ra và đồng ý chờ đến đèn xanh mới sang đường.

    Hai chúng em đã vui vẻ và an toàn trở về nhà, em tin dù lần sau không có em đi cùng bạn của em vẫn sẽ chấp hành đúng luật giao thông và tín hiệu đèn.

    Kể việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ – Mẫu 2

    Trưa hôm qua, mẹ đến trường đón em như thường lệ. Đến giờ cao điểm, đường phố đông nghịt người và xe qua lại, học sinh từ các cổng trường ùa ra nên lại càng đông. Tiếng động cơ ồn ã, tiếng còi xe lanh lảnh hòa cùng tiếng người tạo nên âm thanh náo nhiệt vốn là nét đặc trưng của một thành phố lớn nhất nước.

    Xuôi đường Điện Biên Phủ, mẹ em thong thả chạy xe. Nhà em chỉ cách Trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà độ gần cây số. Ngồi sau lưng mẹ, em vui mừng khoe điểm 10 môn Toán mà em đạt được trong buổi sáng nay.

    Đến gần ngã tư, bất chợt ba chiếc xe đạp dàn hàng ngang vượt lên trước mặt. Ba anh học sinh mặc đồng phục áo sơ mi trắng ngắn tay, quần tây xanh vừa chạy xe rất nhanh và cười đùa ầm ĩ, mặc cho người đi đường tỏ ra khó chịu.

    Mẹ em bực giọng nói: “Không biết mấy cậu này là học sinh trường nào mà chạy xe ẩu thế?”. Rồi mẹ em nhấn nhẹ ga, đuổi kịp họ. Mẹ em ôn tồn khuyên: “Các cháu ơi! Đừng chạy xe dàn hàng ngang như thế, nguy hiểm lắm! Coi chừng xảy ra tai nạn!”. Anh ngoài cũng quay sang bên nhìn và thốt lên: “Ôi! Bác đi đón em Lan ạ!” Thì ra đó là anh Thái, con bác Thịnh cùng tổ dân phố với nhà em. Mẹ em bật cười trách khéo: “Gớm các cậu đạp xe nhanh gần như xe máy! Cẩn thận kẻo va quệt vào người khác. Các cháu đã vi phạm luật giao thông đấy, biết không ?”

    Anh Thái cười, lúng túng đáp: “Dạ, biết ạ! Cháu cảm ơn bác!” rồi đạp xe chậm lại, hai anh kia cũng làm theo.

    Em thấy lời nhắc nhở của mẹ em dù nhỏ nhưng rất có ý nghĩa. Lứa tuổi nhỏ cũng phải chấp hành nghiêm túc luật lệ giao thông để góp phần giữ gìn an toàn giao thông và xây dựng nếp sống văn minh của thành phố.

    Kể việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ – Mẫu 3

    Chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện Trận bóng dưới lòng đất được học ở lớp Hai. Vì đá bóng dưới lòng đường, các bạn đã đá bóng vào người đi đường, thậm chí một bạn đã đá vào đầu ông nội của mình khiến ông phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Hành động của các bạn nhỏ đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

    Ở trường, chúng ta cũng đã được học các quy định của Luật Giao thông đường bộ rồi còn gì? Thế mà hôm chủ nhật vừa rồi, khi tôi và ba ra hiệu sách ở quận Bình Thạnh thì lại thấy một số bạn nam trạc tuổi như tôi đang say sưa đá bóng dưới lòng đường. Mồ hôi nhễ nhại trên đôi vai trần của các bạn, tôi hiểu các bạn đã đá bóng từ sáng tới giờ. Các bạn thi nhau la hét, bóng bay vào khung thành đối phương nào là các bạn lại nhảy lên ôm nhau cười sung sướng.

    Ô tô, xe máy qua lại ngày một đông, nhưng các bạn bất chấp nguy hiểm, cứ cắm đầu vào đá, chẳng thèm để ý gì cả. Và rồi quả bóng do bạn nào đá bay vào vỉa hè, đập vào đầu một bà cụ đang đi, cụ ngã khụy xuống, hai tay ôm lấy mặt. Tôi tưởng các bạn phải ngừng trận đấu, chạy lại đỡ cụ dậy. Nhưng không! Các bạn vẫn mải mê giành bóng, coi như không có chuyện, gì xảy ra. Thấy vậy, ba tôi dựng xe, chạy lại đỡ cụ dậy, cụ bị chảy máu mũi. Ba vội lấy khăn tay lau vết máu cho cụ, còn tôi nhặt giỏ trái cây của cụ rơi ra đường. Sau khi dìu cụ vào ngồi nghỉ ở một gốc cây bên đường và thấy vết thương của cụ không nghiêm trọng lắm, ba đi lại phía các bạn đang đá bóng và yêu cầu ngưng ngay trận đấu. Một số bạn nam tỏ vẻ bực tức, miệng làu bàu một câu gì đó. Ba ôn tồn nói với các bạn:

    – Các cháu không học Luật Giao thông đường bộ hả? Tại sao lại chơi bóng dưới lòng đường? Chính các cháu đã gây tai nạn cho người đi đường rồi đấy! Các cháu không xin lỗi mà còn tiếp tục đá bóng nữa hay sao? Bác cảnh cáo các cháu đấy!

    Sau khi nghe ba giảng giải, các bạn thấy mình có lỗi và lần lượt từng bạn chạy đến xin lỗi bà cụ.

    Chơi bóng dưới lòng đường thật nguy hiểm phải không các bạn? Nó không những gây tai nạn cho người qua đường mà chính bản thân mình cũng sẽ nguy hiểm vì đường là nơi ô tô, xe cộ qua lại. Các bạn ơi! Chúng ta phải có ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ để góp phần giữ gìn trật tự đường phố.

    Kể việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ – Mẫu 4

    Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại.

    Số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng lên. Chính vì vậy, vấn đề an toàn giao thông đang trở nên vô cùng cấp thiết. Luật giao thông đã được ban hành để giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Nhưng nhiều người lại không có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh, đặc biệt là đối tượng học sinh. Những hành vi vi phạm luật giao thông có thể thấy nhiều nhất là: người điều khiển xe đạp, xe máy không đội mũ bảo hiểm; vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng nhanh vượt ẩu… Các hành vi trên đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, có thể là đến tính mạng của con người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên chính là do ý thức của mỗi người. Chính vì vậy theo em, bản thân gia đình, nhà trường cần giáo dục mỗi người từ khi còn nhỏ. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo nhắc nhở các em việc thực hiện tốt quy định. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Còn xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi không chấp hành để có tính răn đe, giáo dục.

    Bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định. Chỉ có giữ gìn được an toàn giao thông mới có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

    Kể việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ – Mẫu 5

    Con đường từ nhà đến trường đã quá đỗi quen thuộc đối với em, vì nhà cũng gần trường nên em đã tự đạp xe đạp đi học từ năm lớp 4. Tuy nhiên để có thể đạp xe đi học an toàn em vẫn luôn phải tuân thủ luật giao thông.

    Hôm nay trên đường đến trường, em đang đạp xe thì nhìn thấy một bạn học sinh cũng đang đi bộ đến trường. Từ phía sau đi lên có một cô đi xe máy, cô ấy ngỏ ý muốn cho bạn học sinh đó đi nhờ thay vì phải đi bộ đến trường. Tuy nhiên cô gái lái xe máy không đội mũ bảo hiểm, bạn học sinh kia cũng không có mũ bảo hiểm để ngồi lên xe máy và đi cùng cô gái. Thấy vậy em liền đạp xe thật nhanh đến và nói “Nếu bạn không chê thì lên xe đạp đi cùng tớ, không có mũ bảo hiểm mà đi xe máy là phạm luật lại không an toàn đâu”. Cô gái đứng đó và bạn học sinh đều nhìn em một lúc rồi bật cười, cô gái nói với em “Chỉ đi một đoạn nữa là tới trường rồi, không sao đâu”. Em vẫn quả quyết muốn giúp bạn học sinh kia chấp hành đúng luật giao thông và đảm bảo an toàn, cuối cùng bạn học sinh đó đã lựa chọn đi xe đạp cùng em.

    Chúng em đạp xe đến trường, vừa đi vừa nói chuyện rất vui, hóa ra hôm nay xe đạp của bạn bị mất phanh nên bạn cũng không dám đi học bằng xe đạp, sợ xảy ra tai nạn gây ảnh hưởng đến mọi người.

    Kể việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ – Mẫu 6

    Hôm qua em và mẹ đi chợ buổi chiều, trên đường đi chợ có bắt gặp các bạn học sinh tập trung đông và chơi đá bóng ngay dưới lòng đường. Mẹ em đã nhắc nhở các bạn học sinh về sự nguy hiểm của việc đá bóng dưới lòng đường và tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông.

    Đó là đoạn đường nhựa mới làm, rộng rãi và sạch sẽ, tuy còn vắng nhưng vẫn có xe đi lại. Lúc em và mẹ đi qua có nhóm bạn học sinh gồm cả các anh cấp 2 và các bạn cấp 1, mọi người đang tụ tập rất đông, một đám dựng xe giữa lòng đường làm gôn rồi chơi trò đá bóng. Quả bóng lăn ra đường, lăn trúng đến chỗ xe của em và mẹ làm chệch bánh xe, thiếu chút nữa là ngã cả hai mẹ con. Sau khi em và mẹ đứng dậy được, các bạn học sinh kia có vẻ rất sợ hãi nhưng cũng có vài anh lên tiếng xin lỗi. Mẹ em nói “Rất may là cô và em không sao nhưng không phải lúc nào cũng may mắn như vậy, đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, vi phạm luật giao thông, các cháu có biết không?”. Các bạn học sinh đó đồng thanh đáp “Chúng cháu biết lỗi rồi ạ!”, sau đó họ liền kéo nhau về sân cỏ cách đó không xa và tiếp tục đá bóng. Mẹ cũng nhắc nhở em không được chơi bất cứ trò chơi gì ở dưới lòng đường, bởi đường là nơi xe cộ đi lại không phải nơi để chơi.

    Em ghi nhớ lời mẹ nói và luôn nhắc nhở bạn bè mỗi khi có ý định muốn ra lòng đường chơi. Chấp hành đúng luật giao thông là đảm bảo an toàn cho bản thân và cả những người xung quanh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *