Thơ Hàn Mặc Tử

Thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Hồn thơ của ông nổi bật với những tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

Bạn đang đọc: Thơ Hàn Mặc Tử

Thơ Hàn Mặc Tử

Thơ Hàn Mặc Tử

Hôm nay, Download.vn sẽ tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc một số bài thơ hay của Hàn Mặc Tử.

Thơ Hàn Mặc Tử

    1. Đôi nét về tác giả

    1.1. Cuộc đời

    – Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.

    – Quê ở làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.

    – Cha của ông mất sớm, Hàn Mặc Tử sống với mẹ ở Quy Nhơn và học trung học ở trường Pe-lơ-ranh ở Huế hai năm.

    – Sau đó ông về làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo.

    – Năm 1936, Hàn Mặc Tử bị mắc bệnh phong, về ở tại Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.

    1.2. Sự nghiệp sáng tác

    – Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.

    – Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh như: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh… Ban đầu, ông sáng tác theo khuynh hướng thơ Đường cổ điển, sau đó thì chuyển hẳn sang khuynh hướng lãng mạn.

    – Hồn thơ Hàn Mặc Từ nổi bật với những tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

    – Các tác phẩm chính: Gái quê (1936, thơ), Thơ Điên (1938, sau đổi thành Đau thương), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ (kịch thơ, 1939)…

    2. Một số tác phẩm hay

    2.1. Gái quê

    Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự
    Tôi đều nhận thấy trên môi em
    Làn môi mong mỏng tươi như máu
    Đã khiến môi tôi mấp máy thèm.

    Từ lúc tóc em bỏ trái đào
    Tới chừng cặp má đỏ au au
    Tôi đều nhận thấy trong con mắt
    Một vẻ ngây thơ và ước ao.

    Lớn lên em đã biết làm duyên
    Mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng
    Nghe nói ba em chưa chịu nhận
    Cau trầu của khách láng giềng bên.

    (Tập thơ Gái quê, 1936)

    2.2. Mùa xuân chín

    Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
    Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
    Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
    Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

    Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
    Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
    – Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
    Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…

    Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
    Hổn hển như lời của nước mây,
    Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
    Nghe ra ý vị và thơ ngây…

    Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
    Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
    – “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
    Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

    Tập Thơ Điên (1938, sau đổi thành Đau thương)

    2.3. Đây thôn Vĩ Dạ

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

    Gió theo lối gió, mây đường mây,
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
    Có chở trăng về kịp tối nay?

    Mơ khách đường xa, khách đường xa
    Áo em trắng quá nhìn không ra
    Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
    Ai biết tình ai có đậm đà?

    Thơ Điên (1938, sau đổi thành Đau thương)

    2.4. Say trăng

    Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng
    Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi
    Ở trên kia, có một người
    Ngồi bên sông Ngân giặt lụa chơi
    Nước hoá thành trăng, trăng ra nước
    Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm
    Người trăng ăn vận toàn trăng cả
    Gò má riêng thôi lại đỏ hườm
    Ta hẵng đưa tay choàng trăng đã
    Mơ trăng ta lượm tơ trăng rơi
    Trăng vướng lên cành lên mái tóc cô ơi,
    Hãy đứng yên tôi gỡ cho rồi cô đi
    Thong thả cô đi
    Trăng tan ra bọt lấy gì tôi thương
    Tối nay trăng ở khắp phương
    Thảy đều nao nức khóc nường vu qui
    Say! Say lảo đảo cả trời thơ
    Gió rít tầng cao trăng ngả ngửa
    Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
    Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
    Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.

    Thơ Điên (1938, sau đổi thành Đau thương)

    2.5. Trăng tự tử

    Lòng giếng lạnh! Lòng giếng lạnh
    Sao chẳng một ai hay
    Nghe nói mùa thu náu ở chỗ này
    Tất cả âm dương đều tụ họp
    Và ta ưng mây ngừng lại ở nơi đây
    Để nghe, à để nghe
    Bao giờ bí mật đêm thời loạn
    Bao giọng buồn thương gió đã thề
    Bao lời ai oán của si mê
    Mà trai gái tự tình bên miệng giếng
    Miệng giếng há ra
    Nuốt ực bao la
    Nuốt vì sao rơi rụng
    Loạn rồi! Loạn rồi, ôi giếng loạn
    Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng điên
    Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên.

    Thơ Điên (1938, sau đổi thành Đau thương)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *