Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà (Dàn ý + 6 mẫu)

Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà (Dàn ý + 6 mẫu)

TOP 6 bài Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về vị trí địa lí, nguồn gốc lịch sử, cảnh quan nhà thờ Đức Bà để viết bài văn thuyết minh thật hay.

Bạn đang đọc: Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà (Dàn ý + 6 mẫu)

Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà (Dàn ý + 6 mẫu)

Nhà thờ Đức Bà là công trình kiến trúc nổi tiếng ở Sài Gòn, minh chứng sống cho một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn, có thêm nhiều vốn từ để hoàn thiện bài văn Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em.

Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà hay nhất

    Dàn ý thuyết minh về nhà thờ Đức Bà

    I. Mở bài:

    – Đến với thành phố Hồ Chí Minh mà không ghé thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhà thờ Đức Bà, Quận 1, là du khách đã bỏ lỡ một dịp để hiểu hơn về vùng đất trù phú này. Với vị trí đắc địa, thiết kế kiến trúc độc đáo, mang ý nghĩa lịch sử và tôn giáo sâu sắc, nhà thờ Đức Bà trở thành một di tích thắng cảnh quan trọng bậc nhất Sài Gòn ngày nay.

    II. Thân bài:

    * Vị trí: Nhà thờ Đức Bà tọa lạc tại số 1, Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Với quang cảnh rộng lớn, giao lộ thông thoáng, được bao quanh bởi hàng cây xanh tươi, ít có tòa nhà cao tầng, nhà thờ Đức Bà nổi bậc như một công trình kiến trúc đồ sộ, trang nghiêm bậc nhất khu vực này.

    * Nguồn gốc lịch sử:

    • Năm 1960, sau khi chiếm sài gòn, chính quyền Pháp cho sửa lại một ngôi chùa bỏ hoang ở đường số 5 thành nhà thờ làm nơi hành lễ cho người Pháp theo đạo Công giáo. Sau do nhu cầu mở rộng tầm vóc, xây dựng một nhà thờ mang kiến trúc châu Âu tầm cỡ, thể hiện sức mạnh của đoàn quân viễn chinh và nền văn hóa Pháp vốn được các vị đô đốc rất quan tâm.
    • Tháng 8/1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré đã cho tổ chức một cuộc thi đồ án thiết kế kiến trúc cho một nhà thờ mới. Kiến trúc sư J.Bourad với bản thiết kế mang phong cách kiến trúc Roma cải biên pha lẫn đặc trưng Gothic đã giành chiến thắng. Và cũng chính kĩ sư tài năng này đã trúng thầu trong cuộc đấu thầu xây dựng nhà thờ sau đó.
    • Ngày 7/10/1877, việc xây dựng nhà thờ chính thức được khởi công. Đến 4/1880, nhà thờ được khánh thành với sự chứng kiến của nhiều quan chức cao cấp lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ nhà thờ có tên là nhà thờ Nhà Nước bởi do nhà nước đầu tư và xây dựng. Tháng 2/1959, bức tượng Đức Mẹ được đặt phía trước nhà thờ. Từ sự kiện đó, nhà thờ được gọi tên là nhà thờ Đức Bà cho đến ngày nay

    * Đặc điểm cảnh quan nhà thờ Đức Bà:

    • Có thể nói nói, khu vực nhà thờ Đức Bà là nơi có cảnh quan đẹp nhất TP. Hồ Chí Minh bởi tầm nhìn tuyệt vời của các nhà quy hoạch. Cho tới nay, gần tròn 140 năm, trải qua nhiều biến động chính trị, lịch sử, nhà thờ Đức Bà vẫn sừng sững thách thức sự phai mòn của thời gian. May mắn không bị phá hủy bởi chiến tranh như nhiều công trình khác, nhưng thời gian dường như cũng không thể làm tàn phai sự lộng lẫy của kiến trúc đặc sắc này.
    • Nhà thờ Đức Bà là một công trình khá đặc biệt về quy hoạch, nằm giữa quảng trường, không hề có hàng rào che chắn và khuôn viên kế cận, không bị che khuất bởi các công trình khác, nhà thờ là một điểm nhấn mạnh mẽ trong không gian đô thị; có góc nhìn tuyệt đẹp từ mọi phía bởi không gian mở thoáng đãng nhờ các giao lộ lớn tạo ra.
    • Trước mặt nhà thờ là một vườn hoa ngăn cách với sảnh nhà thờ với một lối giao thông trên quảng trường. Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới mái có một đồng hồ lớn. Đó là một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ loại lớn, sản xuất năm 1887. Dù thô sơ và cũ kĩ, đến nay nó vẫn hoạt động khá chính xác.
    • Phía trung tâm vườn hoa phía trước nhà thờ là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Tượng Đức Mẹ có thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu có đính cây thánh giá, đôi mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời xanh như đang nguyện cầu.

    * Đặc điểm kiến trúc nhà thờ Đức Bà:

    • Về kiến trúc, nhà thờ được thiết kế theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn ở chính giữa, hai hành lang cánh và hậu cung hình bán nguyệt. Kiểu kiến trúc mang đậm tính cách La Mã có cải tiến bên ngoài với cuốn vòm gãy mang đặc trưng Gothic. Bên trong có kết cấu vòm thép hiện đại chống đỡ cả công trình.
    • Thánh đường nhà thờ Đức Bà gồm chính điện dài 133m và hai gian phụ dài 93m, cánh ngang rộng 35m, hậu cung hình tròn đặt dàn đồng ca, năm nhà nguyện nhỏ với hành lang bao quanh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính với những họa tiết tinh xảo. Toàn bộ tòa nhà được thông gió khá tốt nhờ bố trí các lỗ hơi trên và dưới cửa sổ. Đó là một không gia mở chứ không đóng kín như bên pháp. Tuy không rộng lớn bằng các công trình khác nhưng thánh đường nhà thờ Đức Bà được xem là kiến trúc độc đáo và đẹp nhất trong các công trình tại thuộc địa Pháp lúc bấy giờ.
    • Chất liệu xây dựng, từ gạch, đá, thép, ngói, xi măng, kính và các phụ kiện kim khí khác đều được chuyển từ Pháp sang để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình.
    • Toàn bộ bề mặt công trình được ốp bằng gạch trần và đá xanh, không hề tô trát, với sự tính toán tỉ mỉ, chính xác cấu kiện, chuẩn mực kích thước đến kinh ngạc. Theo thời gian, một vài bộ phận của công trình bị xuống cấp, hư hại và được thay thế bằng vật liệu trong nước, tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ ban đầu của công trình.
    • Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho ta một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo của các kính màu làm các chi tiết kiến trúc nội thất bên trong thánh đường trở nên lộng lẫy, lung linh lạ thường.

    * Giá trị kiến trúc và văn hóa của nhà thờ Đức Bà: Nhà thờ Đức Bà được đánh giá cao như một công trình văn hóa, tinh thần bước đầu mang nét kiến trúc cộng sinh Đông – Tây, Giữa truyền thống và hiện đại. Sự hòa hợp và tiếp biến giữa kiến trúc với cảnh quan, giữa chất liệu và điều kiện khí hậu, nét uốn lượn mang phong cách phương Đông trong một công trình kiến trúc phương Tây làm nên nét độc đáo hiếm có của công trình này. Nhà thờ Đức Bà xứng đáng là một tuyệt tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

    III. Kết bài:

    Hằng năm, nhà thờ đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến cầu nguyện và chiêm ngưỡng. Không chỉ những du khách ở xa mà chính người Sài Gòn mỗi khi đi qua đây vẫn không ngớt trầm trồ thán phục trước vẻ đẹp tráng lệ, uy nghiêm của nó. Trải qua bao năm tháng và biến động dữ dội, công trình vẫn tồn tại sừng sững giữa lòng Sài Gòn như một dấu son đô thị, trở thành một phần không thể thiếu của thành phố sầm uất bậc nhất này.

    Thuyết minh nhà thờ Đức Bà

    Nếu như Hà Nội nổi tiếng với nhà thờ lớn Hà Nội thì phía nam của đất nước cũng có nhà thờ Đức Bà vô cùng nổi tiếng. Không chỉ có kiến trúc độc đáo mà nhà thờ Đức Bà còn là minh chứng cho lịch sử, văn hoá đất nước.

    Nhà thờ Đức Bà tọa lạc tại số 1, Công xã Pari, phường Bến Nghé, quận 1. Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ Đức Bà có tên gọi khác là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Đây là nhà thờ chính của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Một công trình đồ sồ mang nhiều dấu ấn về lịch sử, văn hoá; không chỉ vậy còn là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

    Nhà thờ Đức Bà đã trải qua hơn 150 năm với nền móng đầu tiên được xây dựng vào năm 1860 bởi người Pháp trong khuôn viên của một ngôi chùa bị bỏ hoang. Những người đi theo đạo Công giáo đã bắt đầu hoạt động tại đây. Để mở rộng quy mô, vào tháng 8 năm 1876, cuộc thi thiết kế kiến trúc nhà thờ được diễn ra. Bản thiết kế mang phong cách Roma kết hợp Gothic của kiến trúc sư J.Bourad được lựa chọn.

    Ngày 07/10/1877, công trình nhà thờ Đức Bà chính thức được khởi công. Đến tháng 4/1880, công trình được hoàn thành. Hiện nay, phía bên trong cửa ra vào nhà thờ cũng có bảng cẩm thạch ghi rõ ngày khởi công, ngày khánh thành. Đến năm 1959, tượng Đức Mẹ được đặt phía trước nhà thờ và tên gọi nhà thờ Đức Bà cũng được ra đời từ đây. Trước đó, nhà thờ có tên là nhà thờ Nhà nước.

    Nhà thờ Đức Bà được xây dựng trên khuôn viên vô cùng rộng lớn, đặt giữa trung tâm các tuyến phố. Nhà thờ có thể quan sát dễ dàng từ các phía mà không bị ngăn cách bởi các công trình xây dựng. Được xây dựng khi xã hội nước ta giữa những năm tháng bom đạn nhưng công trình không bị tàn phá, vẫn sừng sững giữa dòng chảy thời gian, là minh chứng rõ nét cho sự giao thoa giữa văn hoá Pháp với văn hoá Việt Nam.

    Nhà thờ Đức Bà phía trước có vườn hoa, đặt chính giữa vườn hoa là tượng đài Đức Mẹ. Hai tháp chuông được xây dựng cân xứng, đồng hồ Thuỵ Sĩ được đặt ở giữa. Dù đã trải qua hàng thập kỉ (từ năm 1887) nhưng đồng hồ Đức Bà vẫn hoạt động với độ chính xác cao.

    Toàn bộ Thánh đường có chiều dài là 93 mét, chiều ngang nơi rộng nhất là 35 mét. Vòm mái nhà thờ cao 21 mét. Nhà thờ có thể chứa đến 1200 người cùng một lúc. Phía sau nhà thờ có hình tròn bao gồm 5 nhà nguyện nhỏ và hành lang. Tất cả công trình được thông với nhau bằng lỗ hơi trên và cửa sổ; tạo nên không gian thoáng đãng.

    Nhà thờ được thiết kế theo dạng thánh thất Basilica có mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn ở chính giữa, hai hành lang cánh và hậu cung hình bán nguyệt. Bên trong thánh đường có hai hàng cột chính, mỗi bên có 6 tượng, tượng trưng có 12 vị thánh tông đồ. Cửa kính của nhà thờ được làm với 56 cửa, được trang trí bởi 31 bông hồng tròn; kết hợp là 25 cửa mắt bò với nhiều màu sắc, vô cùng đẹp mắt.

    Tượng Đức Mẹ Hòa Bình được trung tâm của Nhà thờ, được làm từ chất liệu đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng có tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên địa cầu có đính cây thánh giá. Mắt hướng lên trời, giống như đang cầu nguyện. Nhà thờ Đức Bà được xây dựng vô cùng đồ sộ, ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch quen thuộc với cả trong và ngoài nước. Nhà thờ Đức Bà trải qua hàng trăm năm lịch sử của cả dân tộc trở thành cột mốc đánh dấu lịch sử. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhà thờ Đức Bà còn là minh chứng cho sự giao thoa giữa văn hoá phương Đông với văn hoá phương Tây. Trải qua nhiều dấu ấn của thời gian, công trình cũng đang bị xuống cấp ở một số hạng mục và đã được lên kế hoạch sửa chữa và tu bổ.

    Nhà thờ Đức Bà là minh chứng lịch sử, là địa điểm văn hoá. Nơi đây sẽ còn ghi lại nhiều hơn nữa những sự kiện quan trọng của đất nước. Trong danh sách những địa điểm du lịch cần đến tại Thành phố Hồ Chí Minh, đừng bỏ qua địa điểm vô cùng nổi tiếng này nhé!

    Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà – Mẫu 1

    Mỗi thành phố đều mang trong mình nét đẹp riêng với những công trình, kiến trúc, di tích, thắng cảnh riêng. Nếu Hà Nội nổi tiếng với phố cổ thì Hồ Chí Minh lại thu hút du khách đến nhà thờ Đức Bà. Với kiến trúc độc đáo, ẩn chứa ý nghĩa lịch sử và tôn giáo sâu sắc, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một di tích thắng cảnh đặc trưng của Sài Gòn ngày nay.

    Tọa lạc tại số 1, Công xã Paris, phường Bến Nghé, giữa trung tâm Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà đồ sộ với kiến trúc cổ của Pháp, không gian thông thoáng với cây xanh tươi mát, là một trong những biểu tượng tiêu biểu của Sài Gòn.

    Về nguồn gốc lịch sử, Nhà thờ được xây dựng cách đây đã nhiều năm. Năm 1960, sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp cho sửa lại một ngôi chùa của người Việt bị bỏ hoang ở đường số 5 thành nhà thờ để làm nơi cử hành Thánh Lễ cho người theo đạo Công giáo. Sau đó, qua từng năm phụ thuộc vào nhu cầu mở rộng, nhà thờ ban đầu được cải tạo và xây dựng lớn hơn, cầu kỳ hơn. Đến tháng 8/1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré đã tổ chức một cuộc thi đồ án thiết kế kiến trúc cho một nhà thờ mới. Kiến trúc sư J.Bourad giành chiến thắng với bản thiết kế mang phong cách kiến trúc Roma cải biên pha lẫn đặc trưng Gothic. Ông chính là người xây dựng lên nhà thờ sau này. Công trình của J.Bourad khởi công từ 10/1977 đến 4/1880, khi hoàn thành có tên là nhà thờ Nhà Nước vì được nhà nước đầu tư và xây dựng. Tháng 2/1959, bức tượng Đức Mẹ được tạc tại Pietrasanta mang đến đặt phía trước nhà thờ, nhà thờ đổi tên là nhà thờ Đức Bà cái tên đó vẫn duy trì cho đến hôm nay.

    Với thiết kế đặc biệt, khu vực nhà thờ được đánh giá là nơi đẹp nhất thành phố Hồ Chí Minh. Nó nằm giữa quảng trường, không hề có hàng rào che chắn và khuôn viên bên cạnh, không bị che khuất bởi các công trình kiến trúc khác, có góc nhìn tuyệt đẹp từ mọi phía, thực sự là điểm nhấn nổi bật giữa không gian đô thị. Mặt trước thánh đường là một công viên (Công trường Công xã Paris) với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá, gần đó là Bưu điện Sài Gòn. Ở trung tâm công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Tượng có thế đứng thẳng, tay cầm Quả Địa Cầu có đính cây thánh giá, đôi mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời xanh như đang nguyện cầu. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn.Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh: “REGINA PACIS – ORA PRO NOBIS – XVII. II. MCMLIX. Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959”. Giữa hai tháp chuông trước đó, dưới mái có một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ loại lớn, đến tận hôm nay vẫn chạy và chỉ giờ chính xác. Vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh, tiếng chuông sẽ ngân vang.

    Gần 140 năm đã qua đi nhưng nhà thờ Đức Bà vẫn đứng vững, thách thức với sự tàn phá của thời gian. Nhà thờ được thiết kế theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn ở chính giữa, hai hành lang cánh và hậu cung hình bán nguyệt, mang đậm kiến trúc La Mã. Bên ngoài cải tiến với cuốn vòm gãy mang đặc trưng Gothic. Bên trong có kết cấu vòm thép hiện đại chống đỡ cả công trình. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định lúc ấy và bây giờ.

    Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ thánh đường dài 93m, có 56 ô cửa kính với những họa tiết tinh xảo. Trên cửa mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người, không gian thông gió. Tuy không rộng lớn bằng các công trình khác nhưng thánh đường nhà thờ Đức Bà được xem là kiến trúc độc đáo và đẹp nhất trong các công trình tại thuộc địa Pháp lúc bấy giờ.

    Toàn bộ chất liệu xây dựng và các phụ kiện kim khí khác đều được chuyển từ Pháp sang. Bề mặt công trình được ốp hết bằng gạch trần và đá xanh, được tính toán tỉ mỉ, chính xác đến từng đường nét. Thời gian trôi đi, một vài bộ phận bị xuống cấp, hư hại và được thay thế bằng vật liệu trong nước, tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ ban đầu của nó. Kiến trúc thánh đường đã tạo nên hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, mang đến cho con người cảm giác thanh thản, yên tĩnh và trang nghiêm.

    Nhà thờ Đức Bà có giá trị đặc biệt. Nhà thờ được đánh giá là công trình văn hóa, tinh thần hài hòa kiến trúc Đông – Tây, truyền thống và hiện đại. Sự hòa hợp giữa kiến trúc và khung cảnh xung quanh cùng với phong cách độc đáo đã giúp nhà thờ Đức Bà trở thành công trình kiệt tác của lịch sử, tiêu biểu cho vẻ đẹp thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây là điểm đến quen thuộc của giới trẻ đất Sài Thành, là địa điểm nằm trong danh sách ghé thăm đầu tiên của khách du lịch trong và ngoài nước khi lần đầu đặt chân đến Hồ Chí Minh.

    Năm tháng cứ trôi đi, nhà thờ Đức Bà vẫn kiên cường đứng vững giữa lòng thành phố, trở thành một biểu tượng cho chốn Sài Thành sầm uất, đồng thời cũng trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.

    Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà – Mẫu 2

    Đến với thành phố Hồ Chí Minh mà không ghé thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhà thờ Đức Bà, Quận 1, là du khách đã bỏ lỡ một dịp để hiểu hơn về vùng đất trù phú này. Với vị trí đắc địa, thiết kế kiến trúc độc đáo, mang ý nghĩa lịch sử và tôn giáo sâu sắc, nhà thờ Đức Bà trở thành một di tích thắng cảnh quan trọng bậc nhất Sài Gòn ngày nay.

    Nhà thờ Đức Bà tọa lạc tại số 1, Công xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1. Với quang cảnh rộng lớn, giao lộ thông thoáng, được bao quanh bởi hàng cây xanh tươi, ít có tòa nhà cao tầng, nhà thờ Đức Bà nổi bậc như một công trình kiến trúc đồ sộ, trang nghiêm bậc nhất khu vực này.

    Năm 1960, sau khi chiếm sài gòn, chính quyền Pháp cho sửa lại một ngôi chùa bỏ hoang ở đường số 5 thành nhà thờ làm nơi hành lễ cho người Pháp theo đạo Công giáo. Sau do nhu cầu mở rộng tầm vóc, xây dựng một nhà thờ mang kiến trúc châu Âu tầm cỡ, thể hiện sức mạnh của đoàn quân viễn chinh và nền văn hóa Pháp vốn được các vị đô đốc rất quan tâm.

    Tháng 8/1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré đã cho tổ chức một cuộc thi đồ án thiết kế kiến trúc cho một nhà thờ mới. Kiến trúc sư J.Bourad với bản thiết kế mang phong cách kiến trúc Roma cải biên pha lẫn đặc trưng Gothic đã giành chiến thắng. Và cũng chính kĩ sư tài năng này đã trúng thầu trong cuộc đấu thầu xây dựng nhà thờ sau đó.

    Nhà thờ chính thức khởi công từ 10/1977 đến 4/1880, nhà thờ được khánh thành với sự chứng kiến của nhiều quan chức cao cấp lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ nhà thờ có tên là nhà thờ Nhà Nước bởi do nhà nước đầu tư và xây dựng.

    Tháng 2/1959, bức tượng Đức Mẹ được đặt phía trước nhà thờ. Từ sự kiện đó, nhà thờ được gọi tên là nhà thờ Đức Bà cho đến ngày nay.

    Có thể nói nói, khu vực nhà thờ Đức Bà là nơi có cảnh quan đẹp nhất TP. Hồ Chí Minh bởi tầm nhìn tuyệt vời của các nhà quy hoạch. Cho tới nay, gần tròn 140 năm, trải qua nhiều biến động chính trị, lịch sử, nhà thờ Đức Bà vẫn sừng sững thách thức sự phai mòn của thời gian. May mắn không bị phá hủy bởi chiến tranh như nhiều công trình khác, nhưng thời gian dường như cũng không thể làm tàn phai sự lộng lẫy của kiến trúc đặc sắc này.

    Nhà thờ Đức Bà là một công trình khá đặc biệt về quy hoạch, nằm giữa quảng trường, không hề có hàng rào che chắn và khuôn viên kế cận, không bị che khuất bởi các công trình khác, nhà thờ là một điểm nhấn mạnh mẽ trong không gian đô thị; có góc nhìn tuyệt đẹp từ mọi phía bởi không gian mở thoáng đãng nhờ các giao lộ lớn tạo ra.

    Trước mặt nhà thờ là một vườn hoa ngăn cách với sảnh nhà thờ với một lối giao thông trên quảng trường. Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới mái có một đồng hồ lớn. Đó là một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ loại lớn, sản xuất năm 1887. Dù thô sơ và cũ kĩ, đến nay nó vẫn hoạt động khá chính xác.

    Phía trung tâm vườn hoa phía trước nhà thờ là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Tượng Đức Mẹ có thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu có đính cây thánh giá, đôi mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời xanh như đang nguyện cầu.

    Về kiến trúc, nhà thờ được thiết kế theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn ở chính giữa, hai hành lang cánh và hậu cung hình bán nguyệt. Kiểu kiến trúc mang đậm tính cách La Mã có cải tiến bên ngoài với cuốn vòm gãy mang đặc trưng Gothic. Bên trong có kết cấu vòm thép hiện đại chống đỡ cả công trình.

    Thánh đường nhà thờ Đức Bà gồm chính điện dài 133m và hai gian phụ dài 93m, cánh ngang rộng 35m, hậu cung hình tròn đặt dàn đồng ca, năm nhà nguyện nhỏ với hành lang bao quanh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính với những họa tiết tinh xảo. Toàn bộ tòa nhà được thông gió khá tốt nhờ bố trí các lỗ hơi trên và dưới cửa sổ. Đó là một không gia mở chứ không đóng kín như bên pháp. Tuy không rộng lớn bằng các công trình khác nhưng thánh đường nhà thờ Đức Bà được xem là kiến trúc độc đáo và đẹp nhất trong các công trình tại thuộc địa Pháp lúc bấy giờ.

    Chất liệu xây dựng, từ gạch, đá, thép, ngói, xi măng, kính và các phụ kiện kim khí khác đều được chuyển từ Pháp sang để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình. Toàn bộ bề mặt công trình được ốp bằng gạch trần và đá xanh, không hề tô trát, với sự tính toán tỉ mỉ, chính xác cấu kiện, chuẩn mực kích thước đến kinh ngạc. Theo thời gian, một vài bộ phận của công trình bị xuống cấp, hư hại và được thay thế bằng vật liệu trong nước, tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ ban đầu của công trình.

    Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho ta một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo của các kính màu làm các chi tiết kiến trúc nội thất bên trong thánh đường trở nên lộng lẫy, lung linh lạ thường.

    Nhà thờ Đức Bà được đánh giá cao như một công trình văn hóa, tinh thần bước đầu mang nét kiến trúc cộng sinh Đông – Tây, Giữa truyền thống và hiện đại. Sự hòa hợp và tiếp biến giữa kiến trúc với cảnh quan, giữa chất liệu và điều kiện khí hậu, nét uốn lượn mang phong cách phương Đông trong một công trình kiến trúc phương Tây làm nên nét độc đáo hiếm có của công trình này. Nhà thờ Đức Bà xứng đáng là một tuyệt tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

    Hằng năm, nhà thờ đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến cầu nguyện và chiêm ngưỡng. Không chỉ những du khách ở xa mà chính người Sài Gòn mỗi khi đi qua đây vẫn không ngớt trầm trồ thán phục trước vẻ đẹp tráng lệ, uy nghiêm của nó. Trải qua bao năm tháng và biến động dữ dội, công trình vẫn tồn tại sừng sững giữa lòng Sài Gòn như một dấu son đô thị, trở thành một phần không thể thiếu của thành phố sầm uất bậc nhất này.

    Kiến trúc cổ không chỉ là một công trình. Nó tồn tại lâu hơn các thế hệ, định hình văn hóa, cảnh quan xã hội, dõi theo chúng ta, kiên trì và liên tục, trong khi chúng ta bị cuốn vào những chi tiết vụn vặt trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.

    Hơn cả những gì bạn có thể tưởng tượng ra, hãy một lần đặt chân đến nơi đây, bạn mới có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của công trình kiến trúc độc đáo và vĩ đại này. Nhà thờ Đức Bà mãi mãi là viên hồng ngọc giữa lòng Sài Gòn phồn hoa, mĩ lệ.

    Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà – Mẫu 3

    Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, người Pháp đã cho xây dựng nhà thờ để làm nơi hành lễ cho những người công giáo trong đội quân Viễn Chinh. Nhà thờ được xây ở đường số 5, trên nền của một ngôi chùa nhỏ của người Việt đã bị bỏ hoang… Ngoài mục đích làm chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh nước Pháp trước người dân thuộc địa.

    Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5m, chiều cao 21 m. Chung quanh không có tường rào bao bọc. Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trên. Nhìn bên ngoài, từ tường đến mái toàn bộ là một màu đỏ gạch nung tươi mới, không hề có rêu mốc bám vào. Hiện trong nhà thờ còn có một số ngói vỡ, bên trong có in dòng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có thể đây nơi sản xuất loại ngói này), một số mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang – Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian mà theo Linh mục Vương Sĩ Tuấn (phụ tá Linh mục Chánh sở Huỳnh Công Minh), có nhiều cửa kính của nhà thờ bị vỡ. Hệ thống kính màu trên tường gồm 56 chiếc, mô tả các nhân vật và sự kiện trong Thánh kinh. Khi có ánh sáng chiếu vào toát lên vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy. 31 lỗ thông hơi hình bông hồng tròn, xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn trên tấm lụa. 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.

    Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ, tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Thánh đường có sức chứa khoảng 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc (tổng cộng 12 chiếc) tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang có khá nhiều khoang. Tại đây, đặt khoảng hơn 20 bàn thờ với các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Hệ thống chiếu sáng của thánh đường ngay từ đầu đã được thiết kế bằng điện, không dùng đèn cầy. Ban ngày thì được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, thông qua các cửa kính màu và các lỗ thông gió.

    Hai toà tháp chuông được xây dựng năm 1895, cao 57m. Năm 1920, ở mỗi bên tháp chuông, người ta đặt một cây thánh giá cao 3,5m, ngang 2m. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,5 m. Tháp chuông có 6 quả chuông nặng tổng cộng 25.850kg lớn nhất Viễn Ðông thời đó, âm thanh phát ra là Sol, La, Si, Do, Ré, Mi. Từ bên ngoài nhìn vào, gác chuông bên phải là lầu chuông Nam. Nơi đây được treo quả chuông lớn nhất và 3 quả chuông nhỏ hơn. Bên trái là lầu chuông Nữ được treo hai quả chuông còn lại.

    Phía trước thánh đường là một công viên. Giữa công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình (hay Nữ vương Hòa Bình). Ở một góc vạt áo phía bên trái tượng có khắc tên tác giả là G. Ciocchetti. Tượng được tạc ở Ý, chuyển về Sài Gòn năm 1959, bằng đường thuỷ. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng, không đánh bóng, còn giữ được vẻ thô sơ. Tượng tạc hình Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn. Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ tiếng Latin: REGINA PACIS – OPRA PRONOBIS – XVII. II. MCMLIX (Nữ vương Hoà bình – Cầu cho chúng tôi – 17-02-1959). Phía dưới bệ đá, chỗ giáp với chân tượng, có một cái hốc nhỏ, bên trong đặt một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hòa bình.

    Đây là một công trình kiến trúc thật sự có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc xây dựng. Là minh chứng sống cho một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta. Mặc dầu nhà thờ Đức Bà đã trải qua trên trăm năm tuổi nhưng ngày nay nó vẫn tồn tại như một di tích sống minh chứng cho sự tự do tín ngưỡng của đất nước. Khách tham quan nước ngoài và trong nước không thể không đến nơi đây, đặc biệt là vào đêm Noel khu vực nhà thờ và trung tâm thành phố biến thành một khu vực lễ hội tưng bừng một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

    Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà – Mẫu 4

    Tọa lạc tại số 1 Công xã Paris, thành phố Hồ Chí Minh. Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn, thường được biết đến với tên nhà thờ Đức Bà. Đây là nhà thờ công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, là ngôi thánh đường nguy nga và cổ kính, là một trong những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này. Có thể nói Nhà thờ Đức Bà đã trở thành một điểm du lịch lý tưởng không chỉ đối với du khách trong nước mà còn là điểm hút lớn đối với du khách quốc tế.

    Theo tài liệu, Nhà thờ Đức Bà được thực hiện theo đồ án của kiến trúc sư J. Bourad. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880. Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J. Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Trong đó, toàn bộ nhà thờ có chiều dài là 93m, rộng 35,5m và cao 57m, sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.

    Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ nhỏ, cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bị chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Trên trán tường của cửa chính nhà thờ có hàng chữ Latinh: “DEO OPTIMO MAXIMO BEATIEQUE MARIA VIRGIN IMMACULATOE – Nghĩa là: “Thiên Chúa tối cao đã ban cho Đức Trinh Nữ Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

    Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hòa bình. Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ La Tinh: “REGINA PACIS ORA PRO NOBIS – XVII. II. MCMLIX” – Nghĩa là: “NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959”

    Có thể khẳng định. Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn là một trong những công trình đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi giáo đường tráng lệ và cổ kính này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiến trúc mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Vừa qua, tờ AsiaOne của Singapore đưa Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu top 10 những điểm đến không xa Singapore có vẻ đẹp tiềm ẩn. Là điểm đến được tờ AsiaOne nhắc đến hàng đầu, Nhà Thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc đẹp nằm giữa trung tâm thành phố.

    Thuyết minh về nhà thờ Đức Bà – Mẫu 5

    Nằm giữa trung tâm quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà đồ sộ với kiến trúc cổ của Pháp, không gian rộng thoáng từ bên ngoài vào đến bên trong thánh đường, đây cũng là một trong những biểu tượng của Sài Gòn, là điểm đến quen thuộc của giới trẻ đất Sài Thành và còn là địa điểm nằm trong danh sách ghé thăm đầu tiên của khách du lịch trong và ngoài nước khi lần đầu đặt chân đến đây.

    Nhà thờ Đức Bà là cách gọi ngắn gọn của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn và có tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Kiến trúc của nhà thờ được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư J.Bourard với phong cách kiến trúc Roman pha trộn với phong cách kiến trúc Gothic, bao gồm có thánh đường, tháp chuông và công viên bên ngoài.

    Địa chỉ: Số 1, Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh.Tòa thánh đường được thiết kế đặc biệt, có thể chịu tới gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trong. Nội thất bên trong được thiết kế gồm một lòng chính, hai lòng phụ, tiếp đến là 2 dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài của thánh đường là 93m, chiều rộng nhất lên tới 35m, chiều cao của mái vòm là 21m. Với thiết kế này, thánh đường có sức chứa có thể đạt tới 1.200 người.

    Các bàn thờ ở bên trong đều được khắc tinh tế bằng đá cẩm thạch nguyên khối. 56 ô cửa kính nhiều màu sắc ghép lại với nhau tạo nên hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo hình thức Roman và Gothic tôn nghiêm và trang nhã.

    Tháp chuông tựa như linh hồn của nhà thờ. Thuở sơ khai chỉ có 2 tháp chuông. Vào năm 1895, có tất cả 6 chuông theo 6 âm (đồ, rê, mi, son, la, si) treo trên 2 tháp chuông và hai mái chóp được xây thêm để che 2 gác chuông cao 21m theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes.

    Công viên là khuôn viên bên ngoài mặt trước tòa thánh đường. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình, do điêu khắc G.Ciocchetti thực hiện vào năm 1959. Bức tượng cao 4.6m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân và đất nước Việt Nam.

    Nhà thờ Đức Bà không chỉ là một kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng mà còn là nhân chứng lịch sử của Sài Gòn. Tồn tại từ những năm kháng chiến chống Pháp, luôn đứng sừng sững chứng kiến mọi biến động, sự thay đổi và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam. Nơi đây luôn luôn thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *