Tiếng Việt 3: Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng

Tiếng Việt 3: Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng

Tiếng Việt 3: Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 3.

Bạn đang đọc: Tiếng Việt 3: Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng

Tiếng Việt 3: Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng

Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng

Mong rằng có thể cung cấp những kiến thức về biện pháp tu từ so sánh đến các bạn học sinh. Mời tham khảo ngay sau đây.

Bài tập về phép so sánh Lớp 3

    Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng

    Biện pháp so sánh

    1. So sánh là gì?

    – So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

    – Ví dụ:

    Anh đội viên mơ màng
    Như nằm trong giấc mộng.

    (Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)

    2. Cấu tạo phép so sánh

    • Vế A: Sự vật, sự việc được so sánh
    • Vế B: Sự vật, sự việc so sánh
    • Từ so sánh: như, giống như, là, chẳng bằng, hơn…

    Ví dụ: Mặt trời giống như một quả cầu lửa

    • Vế A: Mặt trời
    • Vế B: một quả cầu lửa
    • Từ so sánh: giống như

    3. Các kiểu so sánh

    – So sánh ngang bằng:

    Anh đội viên mơ màng
    Như nằm trong giấc mộng

    (Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)

    – So sánh không ngang bằng:

    Con đi trăm núi ngàn khe
    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    (Bầm ơi, Tố Hữu)

    4. Dấu hiệu nhận biết

    Thường xuất hiện các từ ngữ so sánh: như, là, bao nhiêu, bấy nhiêu, bằng…

    5. Cách xây dựng hình ảnh so sánh

    Tiếng Việt 3: Biện pháp so sánh và bài tập vận dụng

    Bài tập vận dụng

    Bài 1. Đặt ít nhất hai câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

    Gợi ý:

    • Cô giáo giống như mẹ hiền.
    • Tán bàng xòe rộng như chiếc ô.
    • Tiếng suối ngân nga như tiếng hát.
    • Trời nắng như đổ lửa.

    Bài 2. Xác định cấu tạo của phép so sánh trong câu sau:

    a. Mây trắng như bông

    b. Mỏ Cốc như cái dùi sắt

    c. Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.

    d. Cô ấy thông minh hơn tôi.

    Gợi ý:

    a.

    • Vế A: mây trắng
    • Vế B: bông
    • Từ so sánh: như

    b.

    • Vế A: Mỏ Cốc
    • Vế B: cái dùi sắt
    • Từ so sánh: như

    c.

    • Vế A: Trường học
    • Vế B: Ngôi nhà thứ hai của em
    • Từ so sánh: là

    d.

    • Vế A: Cô ấy
    • Vế B: tôi
    • Từ so sánh: hơn

    Bài 3. Xác định kiểu so sánh trong các câu sau:

    a.

    Quạt nan như lá
    Chớp chớp lay lay

    (Gió từ tay mẹ)

    b.

    Bế cháu ông thủ thỉ
    Cháu khỏe hơn ông nhiều

    (Ông và cháu)

    Gợi ý:

    a. So sánh ngang bằng (Quạt nan như lá)

    b. So sánh không ngang bằng (Cháu khỏe hơn ông nhiều)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *