Tìm nghiệm của đa thức

Tìm nghiệm của đa thức

Tìm nghiệm của đa thức là một trong số các dạng bài tập thường xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra Toán 7. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa biết cách tìm nghiệm của đa thức như thế nào? Mời các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Tìm nghiệm của đa thức

Tìm nghiệm của đa thức

Cách tìm nghiệm của đa thức bao gồm toàn bộ kiến thức lý thuyết về nghiệm của đa thức, ví dụ minh họa cách tìm nghiệm, một số bài tập có đáp án và tự luyện kèm theo. Thông qua tài liệu này các bạn nhanh chóng biết cách vận dụng vào giải bài toán tìm nghiệm của đa thức. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng.

Cách tìm nghiệm của đa thức chi tiết

    1. Nghiệm của đa thức một biến

    – Giá trị x = a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = 0

    + Nếu P(a) = 0 thì x = a là nghiệm của đa thức P(x)

    – Đa thức bậc nhất chỉ có một nghiệm

    – Đa thức bậc hai có không quá hai nghiệm

    – Đa thức bậc ba có không quá ba nghiệm; …

    Chú ý:

    + Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,… hoặc không có nghiệm.

    + Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó. Chẳng hạn: đa thức bậc nhất chỉ có một nghiệm, đa thức bậc hai không quá hai nghiệm,…

    Ví dụ 1: Tìm nghiệm của đa thức P(x) = 2y + 6

    Từ 2y + 6 = 0 ⇒ 2y = -6 ⇒ y = -6/2 = -3

    Vậy nghiệm của đa thức P(x) là -3.

    Ví dụ 2: Giả sử a, b, c là các hằng số sao cho a + b + c = 0. Chứng minh rằng đa thức f(x) = ax2 + bx + c có một nghiệm là x = 1 . Áp dụng để tìm một nghiệm của đa thức f(x) = 8x2 – 6x – 2.

    2. Cách tìm nghiệm của đa thức

    Tìm nghiệm của đa thức F(x) ta làm như sau:

    Bước 1: Cho đa thức F(x) = 0

    Bước 2: Tìm x và kết luận nghiệm.

    3. Ví dụ tìm nghiệm của đa thức

    Bài tập 1: Xét xem x = 1; x = 0; x = 2 có phải là nghiệm của đa thức F(x) = 3x3 – 12x hay không?

    Gợi ý đáp án

    Với x = 1

    Thay x = 1 vào F(x) ta có: F(1) = 3.13 – 12.1 = 3 – 12 = -9 ≠ 0

    Vậy x = 1 không là nghiệm của đa thức đã cho.

    Với x = 0

    Thay x = 0 vào F(x) ta có: F(0) = 3.03 – 12.0 = 3.0 – 0 = 0

    Vậy x = 0 là nghiệm của đa thức đã cho.

    Với x = 2

    Thay x = 2 vào F(x) ta có: F(2) = 3.23 – 12.2 = 3.8 – 24 = 0

    Vậy x = 2 là nghiệm của đa thức đã cho.

    Bài tập 2: Tìm nghiệm của các đa thức:

    a) Tìm nghiệm của đa thức

    b) Tìm nghiệm của đa thức

    c) Tìm nghiệm của đa thức

    Gợi ý đáp án

    a) Tìm nghiệm của đa thức

    f(x) = 0 hay 3x + 8 = 0 => Tìm nghiệm của đa thức

    Vậy đa thức có nghiệm Tìm nghiệm của đa thức

    b) Tìm nghiệm của đa thức

    f(x) = 0

    => (x – 3)(2x + 5) = 0

    => x – 3 = 0 hoặc 2x + 5 = 0

    => x = 3 hoặc Tìm nghiệm của đa thức

    Vậy đa thức có nghiệm x = 3 hoặc Tìm nghiệm của đa thức

    c) Tìm nghiệm của đa thức

    f(x) = 0

    => x2 + 2x = 0

    => x(x + 2) = 0

    => x = 0 hoặc x + 2 = 0

    => x = 0 hoặc x = -2

    Vậy đa thức có nghiệm là x = 0 hoặc x = -2

    Bài 3: Chứng tỏ các đa thức sau không có nghiệm

    a) P(x) = x2 + 1 b) Q(y) = 2y4 + 5

    Lời giải:

    a) Vì x2 ≥ 0 nên x2 + 1 ≥ 1

    Do đó: P(x) = x2 + 1 > 0 nên đa thức P(x) vô nghiệm.

    b) Vì y4 ≥ 0 nên 2y4 + 5 > 0

    Do đó: Q(y) = 2y4 + 5 > 0 nên đa thức Q(x) vô nghiệm.

    Bài 4 Tìm nghiệm của đa thức

    a) x2 – 2003x – 2004 = 0

    b) 2005x2 – 2004x – 1 = 0

    Lời giải:

    a) Đa thức x2 – 2003x – 2004 = 0 có hệ số a = 1, b = -2003, c = -2004

    Khi đó ta có: a – b + c = 1 – (-2003) + (-2004) = 0

    Nên đa thức x2 – 2003x – 2004 = 0 có nghiệm x = -1

    b) Đa thức 2005x2 – 2004x – 1 = 0 có hệ số a = 2005, b = -2004, c = -1

    Khi đó ta có: a + b + c = 2005 – 2004 – 1 = 0

    Nên đa thức 2005x2 – 2004x – 1 = 0 có nghiệm x = 1.

    4. Bài tập tìm tập nghiệm của đa thức

    A. Tự luận

    Bài 1: Cho đa thức f(x) = x2 – x – 6

    a, Tính giá trị của f(x) tại x = 1, x = 2, x = 3, x = -1, x = – 2, x = -3

    b, Trong các giá trị trên, giá trị nào của x là nghiệm của đa thức f(x)?

    Bài 2: Tìm nghiệm của các đa thức sau:

    a, (x – 3)(x + 3) b, (x – 2)(x² + 2)
    c, 6 – 2x d, (x³ – 8)(x – 3)
    e, x² – 4x f, x² – 5x + 4
    g, 6x³ + 2x Tìm nghiệm của đa thức + 3x² – x³ – 2x Tìm nghiệm của đa thức – x – 3x² – 4x³

    Bài 3: Chứng tỏ các đa thức sau không có nghiệm:

    a, 10x² + 3 b, x² + 1

    Bài 4: Xác định hệ số tự do c để đa thức f(x) = 4x² – 7x + c có nghiệm bằng 5.

    Bài 5: Lập đa thức một biến trong mỗi trường hợp sau:

    a) Chỉ có một nghiệm là -2/5

    b) Chỉ có hai nghiệm là √2 và -√3

    c) Chỉ có ba nghiệm là (0,7) , (-0,7) , (-0,6)

    d) vô nghiệm

    Bài 6: Chứng minh rằng đa thức P: x = x3 + 2x2 – 3x + 1 có duy nhất một nghiệm nguyên.

    B. Trắc nghiệm

    Câu 1: Cho đa thức f(x) = x2 – 6x + 8. Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho?

    A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

    Câu 2: Nghiệm của đa thức x2 – 10x + 9 là:

    A. -1 và -9 B. 1 và -9 C. 1 và 9 D. -1 và 9

    Câu 3: Tích các nghiệm của đa thức x11 – x10 + x9 – x8

    A. -3 B. -2 C. -1 D. 0

    Câu 4: Số nghiệm của đa thức x3 + 8 là:

    A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

    Câu 5: Hiệu giữa nghiệm lớn và nghiệm nhỏ của đa thức 3x2 – 27 là:

    A. 0 B. 6 C. -1 D. -6

    ĐÁP ÁN 

    Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
    A C D B B

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *