Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Giải bài tập Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 143→146.

Bạn đang đọc: Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Giải Tin học 10 Bài 4 thuộc chủ đề A: Máy tính và xã hội tri thức giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về số hóa âm thanh và số hóa hình ảnh. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 10 Bài 4 Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh, mời các bạn cùng theo dõi.

Giải Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

    Hoạt động Tin học 10 Bài 4

    1. Số hóa hình ảnh

    Trả lời câu hỏi trang 144 SGK Tin học 10: Em hãy khám phá những màu sắc có thể dùng trong một văn bản được tạo ra bởi một phần mềm soạn thảo văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

    1) Bảng Theme Colors hay hộp thoại Colors (xuất hiện khi chọn More Colors) hiển thị nhiều màu hơn cho người dùng chọn?

    2) Mã màu RGB của một màu em đã chọn được tìm như thế nào?

    Lời giải:

    1) Hộp thoại Colors nhiều màu hơn

    2) Được tìm thấy khi áp dụng nguyên lý vật lý với 3 màu cơ sở: đỏ, xanh lục, xanh lam khi trộn với những tỉ lệ khác nhau sẽ tạo ra đủ các màu sắc.

    3. Số hóa âm thanh

    Trả lời câu hỏi trang 144 SGK Tin học 10: Quan sát Hình 2 và cho biết hình đó muốn minh họa điều gì

    Lời giải:

    Hình ảnh của sóng âm thanh, có dạng một đường cong liên tục, lên xuống nhấp nhô.

    Luyện tập Tin học 10 Bài 4

    Trả lời câu hỏi trang 146 SGK Tin học 10:

    Ảnh số là một dãy bit rất dài trong máy tính. Hãy cho biết sẽ nhận được hình ảnh như thế nào nếu:

    1) Cắt đi đúng một nửa cuối dãy, chỉ giữ lại nửa đầu dãy.

    2) Nối thêm một bản sao của dãy bit vào cuối dãy bit dài gấp đôi.

    Lời giải:

    Do mã nhị phân của ảnh số là các mã của điểm ảnh nối tiếp nhau từ trái sang phải, từ trên xuống dưới nên nếu:

    1) Cắt đi đúng một nửa cuối dãy, chỉ giữ lại nửa đầu dãy thì ta chỉ còn lại một nửa của ảnh ở bên trên.

    2) Nối thêm một bản sao của dãy bit vào cuối dãy bit dài gấp đôi thì ta sẽ thấy 2 ảnh giống nhau và liền kề nhau.

    Trả lời câu hỏi trang 146 SGK Tin học 10: Đơn vị đo tốc độ lấy mẫu để rời rạc hóa tín hiệu âm thanh theo thời gian là gì? Tại sao có thể coi biên độ tín hiệu âm thanh không đổi trong một mẫu?

    Lời giải:

    – Đơn vị đo tốc độ lấy mẫu rời rạc hóa tín hiệu âm thanh theo thời gian là Hertz hoặc số mẫu/ giây.

    – Có thể coi biên độ tín hiệu âm thanh không đổi trong một mẫu vì mỗi mẫu lấy trong thời gian rất ngắn.

    Vận dụng Tin học 10 Bài 4

    Trả lời câu hỏi trang 146 SGK Tin học 10: Em hãy cho biết hình ảnh HD (high definition) có liên quan gì đến lưới chia để rời rạc hóa hình ảnh và độ dài dãy bit để rời rạc hóa màu.

    Lời giải:

    Hình ảnh HD (high definition) là hình ảnh có độ phân giải cao có nghĩa là khi phóng to lên gấp nhiều lần nhưng so với hình ảnh thông thường thì sẽ bao gồm nhiều điểm ảnh hơn, và ảnh sẽ thấy rõ nét hơn. Nhiều điểm ảnh hơn tức là lưới chia để rời rạc hóa hình ảnh sẽ dày hơn và nhiều điểm ảnh hơn, khi đó độ dài dãy bit sẽ lớn hơn rất nhiều ảnh thông thường.

    Câu hỏi tự kiểm tra Tin học 10 Bài 4

    Trả lời câu hỏi trang 146 SGK Tin học 10: Làm thế nào để chia hình ảnh thành nhiều điểm ảnh? Tại sao có thể coi một điểm ảnh hình vuông là đồng màu?

    Lời giải:

    Để chia hình ảnh thành nhiều điểm ảnh, sẽ cần rời rạc hóa hình ảnh, sau đó sắp xếp mã nhị phân màu của các điểm ảnh nối tiếp nhau từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, ta sẽ nhận được bit biểu diễn ảnh số.

    Có thể coi mỗi điểm ảnh là 1 ô vuông đồng màu vì mỗi điểm ảnh có diện tích rất nhỏ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *