Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức

Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức

Giải bài tập Tin học 8 bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu Gợi ý đáp án hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 20, 21, 22, 23.

Bạn đang đọc: Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức

Tin học 8 bài 5 thuộc chủ đề 4 Ứng dụng tin học giúp các bạn học sinh biết cách khai thác sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 8 bài 5 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi.

Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức

    Khám phá SGK Tin học 8 Bài 5

    1. Địa chỉ tương đối

    Câu hỏi: Em hãy lập công thức tính Tổng cộng số ca ngày tại ô tính C10 và cho biết khi sao chép công thức này đến ô tính D10 thì:

    a) Địa chỉ cột của các ô tính trong công thức thay đổi như thế nào? Tại sao?

    b) Địa chỉ hàng của các ô tính trong công thức có thay đổi hay không? Tại sao?

    Gợi ý đáp án

    – Công thức tính tổng cộng số ca ngày tại ô C10: =SUM(C4:C9)

    – Khi sao chép đến ô D10 thì:

    • Địa chỉ cột của ô tính trong công thức thay đổi từ C thành D vì công thức đang tính tổng số ca đêm ở cột D.
    • Địa chỉ hàng không đổi vì sự thay đổi này đảm bảo tính tổng các giá trị từ ô D4 đến D9.

    2. Địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối

    Câu hỏi 1: Em hãy lập công thức tính Tổng tiền công tại ô tính C11 để khi sao chép công thức này đến các ô tính D11, E11 vẫn cho kết quả đúng.

    Gợi ý đáp án

    Công thức tính Tổng tiền công tại ô tính C11 mà khi sao chép công thức này đến các ô tính D11, E11 vẫn cho kết quả đúng là: = C10*F$2$

    Câu hỏi 2: Hình 5 là bảng tính được lập để tính tiền lãi gửi ngân hàng. Cách tính tiền lãi như sau:

    Tiền lãi = Tiền gốc × Lãi suất × Số tháng.

    Nhập công thức nào sau đây vào ô tính B5 để khi sao chép đến tất cả các ô tính trong các khối ô tính B6:B10, C5:D10 vẫn cho kết quả đúng? Tại sao?

    Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức

    Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức

    Gợi ý đáp án

    Đáp án đúng D

    Luyện tập SGK Tin học 8 Bài 5

    Câu hỏi 1

    Phần mềm bảng tính Excel có các loại địa chỉ ô tính nào?

    Gợi ý đáp án

    Phần mềm bảng tính Excel có các loại địa chỉ ô tính:

    • Địa chỉ tương đối: địa chỉ ô tính (bao gồm địa chỉ cột, địa chỉ hàng) có thể thay đổi khi sao chép công thức.
    • Địa chỉ hỗn hợp: địa chỉ ô tính có địa chỉ cột (hoặc địa chỉ hàng) được giữ nguyên và địa chỉ hàng (hoặc địa chỉ cột) có thể được thay đổi khi sao chép công thức.
    • Địa chỉ tuyệt đối: địa chỉ ô tính có cả địa chỉ cột và địa chỉ hàng được giữ nguyên khi sao chép công thức.

    Câu hỏi 2

    Phát biểu nào dưới đây sai?

    a) Địa chỉ tương đối là địa chỉ ô tính không có dấu $ được thêm vào trước tên cột và tên hàng.

    b) Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ ô tính có dấu $ được thêm vào trước tên cột và tên hàng.

    c) Địa chỉ hỗn hợp là địa chỉ ô tính có dấu $ chỉ được thêm vào trước tên cột hoặc tên hàng.

    d) Chỉ có hai loại địa chỉ ô tính là địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối.

    Gợi ý đáp án

    Đáp án sai là d) Chỉ có hai loại địa chỉ ô tính là địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối.

    Câu hỏi 3

    Ghép nối địa chỉ ô tính ở cột bên trái với đặc điểm tương ứng ở cột bên phải khi sao chép công thức.

    Địa chỉ ô tính Đặc điểm
    1) C$4 a) Địa chỉ ô tính có thể thay đổi (cả tên cột và tên hàng đều có thể thay đổi)
    2) $C$4 b) Địa chỉ cột luôn được giữ nguyên, địa chỉ hàng có thể thay đổi
    3) C4 c) Địa chỉ cột có thể thay đổi, địa chỉ hàng luôn được giữ nguyên
    4) $C4 d) Địa chỉ ô tính không thay đổi (cả tên cột và tên hàng luôn được giữ nguyên)

    Gợi ý đáp án

    1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.

    Câu hỏi 4

    Với bảng tính ở Hình 6, em hãy cho biết kết quả sao chép công thức ở ô tính B2 đến ô tính C3 khi công thức tại ô tính B2 lần lượt là:

    Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức

    Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối tuyệt đối trong công thức

    Gợi ý đáp án

    A. 9

    B. 3

    C. 9

    D. 6

    Vận dụng SGK Tin học 8 Bài 5

    Câu hỏi: Điểm trung bình học kì môn học được tính bằng trung bình các điểm thành phần nhân với hệ số của điểm thành phần đó (điểm thường xuyên có hệ số là 1, điểm kiểm tra giữa kì có hệ số là 2, điểm kiểm tra học kì có hệ số là 3). Em hãy tạo bảng tính theo dõi kết quả học tập của em và lập công thức tính điểm trung bình học kì để khi thay đổi hệ số thì chỉ cần cập nhật hệ số mà không phải lập lại công thức.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *