Tình huống truyện của một số tác phẩm Ngữ Văn 9

Tình huống truyện của một số tác phẩm Ngữ Văn 9

Sau đây Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Tình huống truyện của một số tác phẩm Ngữ Văn 9, dành cho học sinh lớp 9.

Bạn đang đọc: Tình huống truyện của một số tác phẩm Ngữ Văn 9

Tình huống truyện của một số tác phẩm Ngữ Văn 9

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh sẽ củng cố thêm kiến thức để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới.

Tình huống truyện của một số tác phẩm Ngữ Văn 9

    I. Khái niệm tình huống truyện

    Tình huống truyện là những sự kiện, hoàn cảnh đặc biệt xuất hiện trong tác phẩm. Trong hoàn cảnh đó, con người sẽ bộc lộ những hành động, phẩm chất nổi bật của mình.

    II. Tình huống của một số tác phẩm

    1. Làng (Kim Lân)

    – Ông Hai là một người nông dân yêu nước, có tinh thần cách mạng bỗng nhiên nghe tin làng Chợ Dầu – cái làng mà ông hết mực yêu thương theo giặc Tây.

    – Ý nghĩa: Kim Lân đã đặt ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm vốn có lòng yêu mến và tự hào về cái làng lại nghe tin làng phản bội. Từ đó nhân vật rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn giữa một bên là lòng yêu làng với một bên là tình yêu nước, tinh thần cách mạng. Để dẫn đến lựa chọn cuối cùng: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù” – ông Hai đã đặt tình yêu nước (tình cảm chung) lên lòng yêu nước (tình cảm cá nhân).

    2. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

    – Tình huống: Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh núi Yên Sơn, với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

    – Ý nghĩa: Tình huống đã góp phần khắc họa bức chân dung của anh thanh niên với phẩm chất, suy nghĩ tốt đẹp được hiện lên tự nhiên qua sự quan sát của các nhân vật trong truyện. Đồng thời qua đó làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của truyện: “Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước”.

    3. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

    – Truyện có 2 tình huống:

    • Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau nhiều năm xa cách, nhưng bé Thu lại không nhận ra cha, đến khi em nhận cha thì cũng là lúc ông phải trở lại chiến khu.
    • Ở chiến khu, ông sáu dành hết tình yêu, nỗi nhớ để làm chiếc lược cho bé Thu nhưng chưa kịp trao cho con thì đã hy sinh.

    – Ý nghĩa: Đây là tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến trong cuộc chiến tranh. Đặt nhân vật vào tình huống éo le, nhà văn muốn bộc lộ tình cảm sâu sắc thắm thiết giữa bé Thu và ông Sáu giữa cuộc chiến tranh khốc liệt.

    4. Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

    – Truyện có 2 tình huống:

    • Khi còn trẻ, Nhĩ từng đi đến rất nhiều nơi, nhưng đến cuối đời căn bệnh hiểm nghèo quái ác đã khiến anh chỉ còn có thể nằm một chỗ, mọi sinh hoạt phải nhờ cậy người thân trong gia đình. Nhĩ nhìn sang bãi bồi bên kia sông – một cảnh vật vốn quen thuộc của quê hương nhưng anh lại chưa từng đặt trên đến. Anh nhận ra sự tần tảo của người vợ mà lâu nay anh vẫn thường vô tâm. Nhĩ khao khát được sang bờ bên kia, nhưng bệnh tật không cho phép. Nhĩ nhờ anh con trai sang bên kia sông giúp mình, nhưng anh con trai không hiểu được khao khát đó của bố, anh đã bị hấp dẫn bởi đám đông chơi cờ thế bên hè phố, bỏ lỡ mất chuyến đò ngang trong ngày qua sông.

    – Ý nghĩa: Tình huống truyện chứa đựng những nghịch lý của cuộc sống. Từ đó, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm đến người đọc những chiêm nghiệm về cuộc sống. Đó là cái quy luật đầy nghịch lý “con người ta khó tránh được cái vòng vèo, chùng chình, phải dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống”.

    5. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

    – Ba cô gái thanh niên xung phong – mỗi người một xuất thân, tính cách khác nhau nhưng lại thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc tuy vất vả nhưng họ vẫn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

    – Ý nghĩa: Qua việc xây dựng tình huống trên, Lê Minh Khuê muốn thể hiện tâm hồn hồn nhiên trong sáng đầy mơ mộng và lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tình đồng chí đồng đội của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *