Giải Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 8 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo trang 96, 97, 98.
Bạn đang đọc: Toán 6 Bài tập cuối chương 8 – Chân trời sáng tạo
Lời giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài tập cuối chương VIII: Hình học phẳng – Các hình hình học cơ bản. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 6 Bài tập cuối chương 8 Chân trời sáng tạo
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm
Câu 1
Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học.
Gợi ý đáp án:
– Hình (A) tạo bởi tia Ox và Oy tạo thành góc xOy và 90oo.
Hay xOy là góc tù.
Do đó, (A) nối với (5).
– Hình (B) tạo bởi tia Ox và Oy tạo thành góc xOy và xOy = 180o.
Hay xOy là góc bẹt.
Do đó, (B) nối với (2).
– Hình (C) là hình ảnh một chấm được đặt tên là A, nên cho ta hình ảnh điểm A.
Do đó, (C) nối với (1).
– Hình (D) có điểm gốc O và kéo dài về phía x cho ta hình ảnh tia Ox.
Nhận thấy: Hình (D) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.
– Hình (E) tạo bởi hai tia chung gốc O là tia Ox và tia Oy.
xOy = 75o và xOy là góc nhọn (vì xOy o).
Do đó, (E) nối với (6).
– Hình (G) tạo bởi hai tia chung gốc O là tia Ox và tia Oy.
xOy = 90o hay xOy là góc vuông.
Do đó, (G) nối với (4).
– Hình (H) tạo bởi hai tia chung gốc O là tia Ox và tia Oy. Điểm M nằm trong xOy.
Do đó, (H) nối với (3).
Vậy ta nối như sau:
(1) – C; (2) – B; (3) – H;
(4) – G; (5) – A; (6) – E.
Câu 2
Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học
Gợi ý đáp án:
– Hình (A) là đoạn thẳng AB được chia thành 3 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần bằng 1 cm.
Khi đó, đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm.
=> (A) nối với (6).
– Hình (B) là đoạn thẳng AB được chia thành 4 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần bằng 1 cm.
=> Đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.
Nhận thấy: Hình (B) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.
– Hình (C) là đoạn thẳng KL, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng đó.
Hay M là trung điểm của đoạn thẳng KL.
=> (C) nối với (4).
– Hình (D) là một đường thẳng, trên đường thẳng đó ta lấy hai điểm A và B.
Hay đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
=> (D) nối với (1).
– Hình (E) có điểm gốc A và kéo dài về phía t cho ta hình ảnh tia At.
Hay hình (E) cho ta hình ảnh tia At.
=> (E) nối với (3).
– Hình (G) là đoạn thẳng có hai đầu mút là điểm M và N cho ta hình ảnh đoạn thẳng MN.
=> (G) nối với (2).
– Hình (H) là đoạn thẳng CD, điểm M là năm trên đoạn thẳng đó.
Hay M là điểm M nằm giữa hai điểm C và D.
=> (H) nối với (5).
Vậy ta nối các cột như sau:
1 – D |
2 – G |
3 – E |
4 – C |
5 – H |
6 – A |
Câu 3
Em hãy tìm một hình vẽ tương ứng với mỗi khái niệm hình hình học
Gợi ý đáp án:
– Hình (A) là đường thẳng b và điểm B thuộc đường thẳng đó.
Hay điểm B nằm trên đường thẳng b.
=> (A) nối với (3).
– Hình (B) là một đường thẳng và ba điểm M, P, Q thuộc đường thẳng đó, cho ta hình ảnh ba điểm thẳng hàng.
=> (B) nối với (5).
– Hình (C) là một đường thẳng và ba điểm P, R, Q không cùng nằm trên một đường thẳng đó, cho ta hình ảnh ba điểm không thẳng hàng.
=> (C) nối với (6).
– Hình (D) là hình ảnh đường thẳng b.
Nhận thấy: Hình (D) không có hình hình học tương ứng ở cột bên trái.
Câu 4
Bổ sung vào chỗ chấm để hoàn thiện các câu sau cho đúng.
a) Khi ba điểm cùng thuộc một …., ta nói rằng chúng thẳng hàng.
b) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm …… hai điểm còn lại.
c) Có một và chỉ một ….. đi qua hai điểm A và B cho trước.
d) Nếu hai đường thẳng chỉ có …… ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau.
e) Nếu hai đường thẳng không có …… ta nói rằng hai đường thẳng đó song song.
g) …… là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
h) …… của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai điểm đó.
i) …… là hình gồm hai tia chung gốc.
k) Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là ……
Gợi ý đáp án:
a) Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói rằng chúng thẳng hàng.
b) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
c) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B cho trước.
d) Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau.
e) Nếu hai đường thẳng không có điểm chung ta nói rằng hai đường thẳng đó song song.
g) Đoạn thẳng là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
h) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai điểm đó.
i) Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
k) Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 98 tập 2
Bài 1
Vẽ hình trong các trường hợp sau:
a) Ba điểm A,B,C thẳng hàng; ba điểm M, N, P không thẳng hàng
b) Đoạn thẳng ABAB, trung điểm M của đoạn thẳng AB
c) Đường thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB
d) Góc xAy và điểm M nằm trong góc đó
Hướng dẫn giải:
– Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. Đường thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
– Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
– Độ dài đoạn thẳng AB còn được gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B.
– Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó. Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó.
Gợi ý đáp án:
a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng hay ba điểm này cùng nằm trên một đường thẳng.
Ta có hình vẽ:
Ba điểm M, N, P không thẳng hàng hay ba điểm này không cùng nằm trên một đường thẳng.
Hình vẽ minh họa:
Trên hình vẽ là đường thẳng đi qua hai điểm M, N và điểm P không nằm trên đường thẳng đó.
b) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút A, B và chia đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau.
Khi đó điểm M nằm trên đoạn thẳng AB và AM = BM.
Hình vẽ minh họa:
c) Đường thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB.
Cách vẽ:
– Lấy hai điểm A và B bất kỳ.
– Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
– Lấy điểm K nằm trên đường thẳng AB.
Hình vẽ minh họa:
d) Góc xAy và điểm M nằm trong góc đó.
Ta vẽ hai tia Ax và Ay chung gốc A ta được góc xAy. Sau đó, vẽ điểm M nằm trong góc đó.
Hình vẽ minh họa:
Bài 2
Cho C là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn thẳng AC
a) Hãy tìm độ dài của AC, CB và AO nếu AB = 2cm
b) Hãy tìm độ dài của AB, AC và AO nếu CB = 3,4 cm
Hướng dẫn giải:
– Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. Đường thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
– Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
– Độ dài đoạn thẳng AB còn được gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B.
– Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó. Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó.
Gợi ý đáp án:
C là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn thẳng AC.
Hình vẽ minh họa:
a) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB
=> AC = CB = AB : 2 = 2 : 2 = 1 (cm)
Vì O là trung điểm của đoạn thẳng AC
=> AO = OC = AC : 2 = 1 : 2 = 0,5 (cm)
Vậy nếu AB = 2 cm thì AC = 1 cm, CB = 1 cm, AO = 0,5 cm
b) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB
=> AC = CB = AB : 2
=> AC = CB = 3,4 (cm)
=> AB = 2 . CB = 2 . 3,4 = 6,8 (cm)
Vì O là trung điểm của đoạn thẳng AC
=> AO = OC = AC : 2 = 3,4 : 2 = 1,7 (cm)
Vậy nếu CB = 3,4 cm thì AB = 6,8 cm, AC = 3,4 cm, AO = 1,7 cm.
Bài 3
Trong hình vẽ dưới đây, hãy kể tên tất cả các góc. Dùng thước đo và sắp xếp số đo của chúng theo thứ tự giảm dần
Hướng dẫn giải:
– Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc, hai tia gọi là hai cạnh của góc.
– Các bước xác định số đo góc:
Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.
Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc đi qua vạch O của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
Bước 3: Xác định xem cạnh còn lại của góc đi qua vạch chỉ số nào trên thước đa góc, ta sẽ được số đo của góc đó.
Gợi ý đáp án:
Xét đỉnh A ta có:
– Tia AB, AC, AD.
– Góc tạo thành:
– Số đo các góc tạo thành:
Xét đỉnh B:
– Tia BA, BC (tia BC trùng với tia BD)
– Góc tạo thành:
– Số đo các góc tạo thành:
Xét đỉnh C:
– Tia CA, CB (tia CB trùng với tia CD)
– Góc tạo thành:
– Số đo các góc tạo thành:
Xét đỉnh D:
– Tia DA, DB, DC.
– Góc tạo thành:
– Số đo các góc tạo thành:
Vậy các góc tạo thành trong hình trên là:
Vì 180o > 127o > 94o > 72o > 55o > 53o > 31o > 22o.
=> widehat {ADC} > widehat {BAC} > widehat {BAD} > widehat {ABC} > widehat {ADB} > widehat {ACB} > widehat {CAD}” width=”518″ height=”23″ data-type=”0″ data-latex=”widehat {BDC} > widehat {ADC} > widehat {BAC} > widehat {BAD} > widehat {ABC} > widehat {ADB} > widehat {ACB} > widehat {CAD}” data-src=”https://tex.vdoc.vn/?tex=%5Cwidehat%20%7BBDC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BADC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BBAC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BBAD%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BABC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BADB%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BACB%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BCAD%7D”>
Các góc được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
widehat {ADC} > widehat {BAC} > widehat {BAD} > widehat {ABC} > widehat {ADB} > widehat {ACB} > widehat {CAD}” width=”518″ height=”23″ data-type=”0″ data-latex=”widehat {BDC} > widehat {ADC} > widehat {BAC} > widehat {BAD} > widehat {ABC} > widehat {ADB} > widehat {ACB} > widehat {CAD}” data-src=”https://tex.vdoc.vn/?tex=%5Cwidehat%20%7BBDC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BADC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BBAC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BBAD%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BABC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BADB%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BACB%7D%20%3E%20%5Cwidehat%20%7BCAD%7D”> với số đo tương ứng của các góc là 180o; 127o; 94o; 72o; 55o; 53o; 31o ; 22o.
Bài 4
Đo chiều cao của em và một số bạn trong lớp. Em hãy kể tên một số bạn trong lớp cao bằng em, thấp hơn em, cao hơn em.
Gợi ý đáp án:
Ví dụ thực hành: Chiều cao của em là 1m50.
Chiều cao của một số bạn trong lớp em lần lượt là:
Bình cao 1m54, An cao 1m49, Thẳng cao 1m53, Thanh cao 1m45, Hoa cao 1m50.
Ta so sánh chiều cao của em so với các bạn trong lớp:
– Vì 1m54 > 1m50 => Bình cao hơn em.
– Vì 1m49 An thấp hơn em.
– Vì 1m53 > 1m50 => Thắng cao hơn em.
– Vì 1m45 Thanh thấp hơn em.
– Vì 1m50 = 1m50 => Hoa cao bằng em.
Vậy các bạn trong lớp cao bằng em là Hoa, thấp hơn em là An và Thanh, cao hơn em là Bình và Thắng
Bài 5
Tìm một số hình ảnh và ứng dụng của đường thẳng, góc trong thực tiễn.
Gợi ý đáp án:
Ví dụ trồng cây theo đường thẳng, xếp hàng, bay theo đường thẳng,…
Góc giữa 2 kim đồng hồ, để xây dựng cây cầu chắc chắn cần tính góc giữa các đỉnh và trung điểm mỗi đoạn cầu,…