Toán 6 Luyện tập chung trang 75

Toán 6 Luyện tập chung trang 75

Giải Toán lớp 6 Luyện tập chung trang 75 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bạn đang đọc: Toán 6 Luyện tập chung trang 75

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện tập chung trang 75 Chương 3: Số nguyên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 6 Luyện tập chung trang 75 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 75 tập 1

    Bài 3.44

    Cho P = (-1).(-2).(-3).(-4).(-5)

    a) Xác định dấu của tích P

    b) Dấu của P thay đổi thế nào nếu đổi dấu ba thừa số của nó?

    Hướng dẫn giải:

    Cách nhận biết dấu của tích:

    (+).(+) → (+)

    (+).(-) → (-)

    (-).(+) → (-)

    (-).(-) → (+)

    a.b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0.

    – Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.

    Gợi ý đáp án:

    a) Thấy P có 5 thừa số mang dấu âm nên P có tích số lẻ các thừa số mang dấu âm. Vì vậy P mang dấu âm.

    b) Nếu đổi dấu 3 thừa số của P thì P gồm 3 thừa số mang dấu dương và 2 thừa số mang dấu âm. Do đó P mang dấu dương vì tích của 2 thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu dương.

    Vậy tích P đổi dấu.

    Bài 3.45

    Tính giá trị của biểu thức:

    a) (-12).(7 – 72) – 25.(55 – 43)

    b) (39 – 19) : (-2) + (34 – 22).5

    Hướng dẫn giải:

    – Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.

    – Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

    Gợi ý đáp án:

    a) (-12). (7 – 72) – 25. (55 – 43)

    = (-12). (- 65) – 25. 12

    = 12. 65 – 12. 25

    = 12. (65 – 25)

    = 12. 40

    = 480

    b) (39 – 19) : (- 2) + (34 – 22). 5

    = 20 : (- 2) + 12. 5

    = – 10 + 60

    = 60 – 10

    = 50.

    Bài 3.46

    Tính giá trị của biểu thức:

    A = 5ab – 3(a+b) với a = 4, b = -3

    Hướng dẫn giải:

    – Thay giá trị đã cho vào biểu thức rồi áp dụng quy tắc bỏ ngoặc.

    – Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.

    – Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

    Gợi ý đáp án:

    Thay a = 4, b = – 3 vào biểu thức A ta được:

    A = 5ab – 3(a + b)

    = 5.4. (-3) – 3. [4 + (-3)]

    = 20. (-3) – 3. (4 – 3)

    = – 60 – 3. 1

    = – 60 – 3

    = – (60 + 3)

    = – 63.

    Bài 3.47

    Tính một cách hợp lí:

    a) 17.[29 – (-111)] + 29.(-17)

    b) 19.43 + (-20).43 – (-40)

    Hướng dẫn giải:

    – Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.

    – Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

    Gợi ý đáp án:

    a) 17. [29 – (-111)] + 29. (-17)

    = 17. [29 + 111] – 29.17

    = 17. (29 + 111 – 29)

    = 17. [111 + (29 – 29)]

    = 17. (111 + 0)

    = 17. 111

    = 1 887

    b) 19.43 + (-20).43 – (-40)

    = 43. [19 + (-20)] + 40

    = 43. (20 – 19)

    = 43. (-1) + 40

    = – 43 + 40

    = – (43 – 40)

    = – 3

    Bài 3.48

    a) Tìm các ước của 15 và các ước của -25

    b) Tìm các ước chung của 15 và -25

    Hướng dẫn giải:

    Ta có thể tìm các ước của a (a > 1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem xét a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

    Gợi ý đáp án:

    a) Tìm các ước của 15

    Ta có 15 = 3. 5

    Các ước nguyên dương của 15 là: 1; 3; 5; 15

    Do đó tất cả các ước của 15 là: – 15; – 5; – 3; – 1; 1; 3; 5; 15

    * Tìm các ước của 25

    Ta có: Các ước nguyên dương của 25 là: 1; 5; 25

    Do đó tất cả các ước của – 25 là: – 25; – 5; – 1; 1; 5; 25.

    b) Các ước chung nguyên dương của 15 và 25 là: 1; 5

    Do đó các ước chung của 15 và – 25 là: – 5; -1; 1; 5.

    Bài 3.49

    Sử dụng các phép tính với số nguyên để giải bài toán sau:

    Công nhân của một xưởng sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm như sau:

    • Làm ra một sản phẩm đạt chất lượng thì được 50 000 đồng.
    • Làm ra một sản phẩm không đạt chất lượng thì bị phạt 10 000 đồng.

    Tháng vừa qua một công nhân làm dược 230 sản phẩm đạt chất lượng và 8 sản phẩm không đạt chất lượng. Hỏi công nhân đó được lĩnh bao nhiêu tiền lương?

    Gợi ý đáp án:

    Số tiền công nhân làm được 230 sản phẩm đạt chất lượng là:

    50 000. 230 = 11 500 000 (đồng)

    Số tiền công nhân bị phạt do làm ra 8 sản phẩm không đạt chất lượng là:

    10 000. 8 = 80 000 (đồng)

    11 500 000 – 80 000 = 11 420 000 (đồng)

    Vậy công nhân được thực lĩnh 11 420 000 đồng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *