Toán 7 Bài tập cuối chương 9 – Chân trời sáng tạo

Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 96 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập ôn tập chương 9: Một số yếu tố xác suất.

Bạn đang đọc: Toán 7 Bài tập cuối chương 9 – Chân trời sáng tạo

Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài ôn tập chương IX – Một số yếu tố xác suất trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 9 Chân trời sáng tạo

    Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 96 tập 2

    Bài 1

    Trên giá sách có 3 quyển truyện tranh và 1 quyển sách giáo khoa. An chọn ngẫu nhiên 2 quyển từ giá sách. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. Tại sao?

    A: “An chọn được 2 quyển truyện tranh” .

    B: “An chọn được ít nhất 1 quyển truyện tranh”.

    C: ”An chọn được 2 quyển sách giáo khoa”.

    Gợi ý đáp án:

    Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước được. Nếu An chọn được 1 quyển truyện tranh với 1 quyển sách giáo khoa thì biến cố An sẽ không xảy ra. Còn An chọn được 2 quyển truyện tranh thì biến cố A xảy ra.

    Biến cố B là biến cố chắc chắn vì số sách giáo khoa là 1, số quyển truyện tranh là 3 nên khi chọn 2 quyển sách chắc chắn phải rút được một quyển truyện tranh.

    Biến cố C là biến cố không thể vì chỉ có 1 quyển sách giáo khoa.

    Bài 2

    Gieo hai con xúc xắc cân đối. Hãy so sánh xác suất xảy ra của các biến cố sau:

    A: “Tổng số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc là số chẵn”,

    B: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6”,

    C: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc bằng nhau”.

    Gợi ý đáp án:

    Khi gieo một con xúc xắc cân đối thì khả năng xuất hiện của 6 mặt là bằng nhau. Cho nên gieo 2 con xúc xắc thì khả năng xuất hiện của 12 mặt là bằng nhau

    Các mặt của xúc xắc bao gồm các sô: 1, 2, 3, 4, 5, 6

    Các kết quả có thể xảy ra là:

    + Biến cố A là: A = {( 1,1); ( 1,3); (1, 5), (2, 2), (2, 4); ( 2, 6); (3; 1); (3, 3); (3 , 5); (4, 2); (4, 4); (4 , 6); (5; 1); (5; 3); (5, 5); (6; 2); (6; 4); (6, 6)}

    + Biến cố B là: B = {(6; 6)}

    + Biến cố C là: C = {( 1,1), ( 2, 2 ),( 3, 3 );( 4, 4 );( 5 , 5); ( 6, 6)}

    Vì số kết quả có thể xảy ra ở biến cố A sẽ nhiều hơn số kết quả có thể xuất hiện ở biến cố C. Số kết quả xảy ra ở biến cố C nhiều hơn kết quả xảy ra biến cố B nên:

    => P(A) > P(C) > P(B).

    Bài 3

    Một hộp có 4 tấm thẻ có kích thước giống nhau và được đánh số lần lượt là 2, 4, 6, 8. Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp . Hãy tính xác suất của các biến cố sau:

    A: “Lấy được thẻ ghi số nguyên tố ”

    B: “Lấy được thẻ ghi số lẻ”

    C: “Lấy được thẻ ghi số chẵn

    Gợi ý đáp án:

    Vì thẻ có kích thước giống nhau nên khả năng mỗi tấm thẻ được rút là như nhau

    Số nguyên tố ở đây là 2. Cho nên xác suất của biến cố A là Toán 7 Bài tập cuối chương 9 – Chân trời sáng tạo

    Ở 4 thẻ không có số lẻ nên xác suất của biến cố B là P(B) = 0

    Cả 4 thẻ đều là số chẵn nên biến cố C chắc chắn. P(C) = 1.

    Bài 4

    Một hộp kín chứa 5 quả cầu có kích thước và khối lượng bằng nhau, trong đó có 1 quả màu xanh và 4 quả màu đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu từ hộp, tính xác suất của các biến cố sau

    A: “Quả cầu lấy ra có màu vàng”

    B: “Quả cầu lấy ra có màu xanh’’.

    Gợi ý đáp án:

    Vì 5 quả cầu có kích thước và khối lượng bằng nhau nên khả năng lấy được mỗi quả cầu là bằng nhau

    Biến cố A là biến cố không thể vì không có màu vàng trong 5 quả cầu => P(A) = 0.

    Biến cố B sẽ có xác suất là Toán 7 Bài tập cuối chương 9 – Chân trời sáng tạo

    Bài 5

    Biểu đồ dưới đây thống kê số học sinh Trung học cơ sở của tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019.

    Toán 7 Bài tập cuối chương 9 – Chân trời sáng tạo

    Chọn ngẫu nhiên một năm trong giai đoạn đó. Biết khả năng chọn mỗi năm là như nhau

    a) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra với năm được chọn.

    b) Gọi B là biến cố: “Tỉnh Phú Thọ có trên 85000 học sinh Trung học cơ sở trong năm được chọn”. Hãy tính xác suất của biến cố.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *