Toán lớp 8 tập 2 trang 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.
Bạn đang đọc: Toán 8 Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)
Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo bài 3 Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi phần bài tập cuối bài trang 22. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Toán lớp 8 bài 3 chương 5 Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây
Toán 8 Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)
Giải Toán 8 trang 22 Chân trời sáng tạo Tập 2
Bài 1
Tìm các hàm số bậc nhất trong các hàm số sau đây và xác định các hệ số a, b của chúng
a) y = 4x + 2;
b) y = 5 – 3x;
c) y = 2 + x2;
d) y = −0,2x;
e.
Gợi ý đáp án
a) y = 4x + 2 là hàm số bậc nhất với a = 4, b = 2.
b) y = 5 – 3x là hàm số bậc nhất với a = −3, b = 5
c) y= 2 + x2 không là hàm số bậc nhất.
d) y = −0,2x là hàm số bậc nhất với a = y = −0,2, b = 0.
e. là hàm số bậc nhất với a= b = −1.
Bài 3
a) Vẽ đồ thị các hàm số sau đây trên cùng một mặt phẳng tọa độ:
y = x; y = x + 2; y = −x; y = −x + 2 .
b) Bốn đồ thị nói trên cắt nhau tại các điểm O(0; 0), A, B, C. Tứ giác có 4 đỉnh O, A, B, C là hình gì? Giải thích.
Gợi ý đáp án
a) • Với hàm số y = x, cho x = 1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = x đi qua các điểm O(0; 0) và C(1; 1).
• Với hàm số y = x + 2, cho x = 0 thì y = 2, cho x = −1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = x + 2 đi qua các điểm B(0; 2) và A(−1; 1).
• Với hàm số y = −x, cho x = −1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = −x đi qua các điểm O(0; 0) và A(−1; 1).
• Với hàm số y = −x + 2, cho x = 0 thì y = 2, cho x = 1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = −x + 2 đi qua các điểm B (0; 2) và C(1; 1).
b) Ta có: Đường thẳng y = x song song với đường thẳng y = x + 2 suy ra OC // AB .
Đường thẳng y = −x song song với đường thẳng y = −x + 2 suy ra OA // BC .
Tứ giác OABC có: OC // AB, OA // BC
Suy ra tứ giác OABC là hình bình hành .
Hình bình hành OABC có hai đường chéo OB và AC vuông góc và bằng nhau nên tứ giác OABC là hình vuông.
Bài 4
Đang cập nhật
Bài 5
Gọi C và r lần lượt là chu vi và bán kính của một đường tròn. Hãy chứng tỏ C là một hàm số bậc nhất theo biến số r. Tìm hệ số a, b của hàm số này.
Gợi ý đáp án
Công thức tính chu vi hình tròn là: C = 2πr
Hàm số C = 2πr có dạng y = ax + b với a = 2π ≠ 0 và b = 0 nên C là một hàm số bậc nhất theo biến số r.
Bài 6
Một người đi bộ trên đường thẳng với tốc độ v (km/h). Gọi s (km) là quãng đường đi được trong t (giờ).
a) Lập công thức tính s theo t.
b) Vẽ đồ thị của hàm số s theo biến số t khi v = 4.
Gợi ý đáp án
a) s = vt.
b) Hàm số: s = 4t.
Đồ thị hàm số s = 4t là đường thẳng đi qua 2 điểm O(0; 0); A(1; 4).