Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

Giải Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25.

Bạn đang đọc: Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

Giải bài tập Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 19 → 25 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chương VI: Một số yếu tố thống kê và xác suất. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ Cánh diều

    Giải Toán 8 Cánh diều Tập 2 trang 23, 24, 25

    Bài 1

    Biểu đồ cột kép ở Hình 33 biểu diễn thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam và Singapore trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.

    Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

    a) Lập bảng thống kê tỉ số thu nhập bình quân đầu người/năm của Singapore và thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam trong các năm nói trên theo mẫu ở bảng 11 (viết tỉ số ở dạng số thập phân và làm tròn đến hàng phần mười).

    Năm

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019

    2020

    Tỉ số thu nhập bình quân đầu người/năm của Singapore và thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam

    ?

    ?

    ?

    ?

    ?

    ?

    b) Nêu nhận xét về sự thay đổi của các tỉ số trong Bảng 11.

    Lời giải:

    a) Bảng thống kê tỉ số thu nhập bình quân đầu người/năm của Singapore và thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam trong các năm:

    Năm

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019

    2020

    Tỉ số thu nhập bình quân đầu người/năm của Singapore và thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam

    26,5

    25,8

    25,7

    25,9

    24,0

    21,5

    b) Nhận xét về sự thay đổi của các tỉ số trong Bảng 11: Các tỉ số biến động theo chiều hướng giảm dần đến năm 2018 tăng nhẹ 0,2 và sau đó tiếp tục giảm.

    Bài 2

    Biểu đồ đoạn thẳng trong Hình 34 biểu diễn số lượng lớp học ở cấp trung học cơ sở (THCS) của Việt Nam trong các năm 2015 – 2016, 2016 – 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019.

    Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

    a) Lập bảng thống kê số lượng lớp học ở cấp THCS của Việt Nam trong các năm học đó theo mẫu sau:

    Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

    b) So với năm học 2015 – 2016, số lượng lớp học ở cấp THCS của Việt Nam trong năm học 2018 – 2019 đã tăng lên bao nhiêu phần trăm (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

    c) Em hãy đề xuất những giải pháp để tăng số lượng lớp học ở cấp THCS của Việt Nam trong những năm học tiếp theo, đặc biệt ở những thành phố và khu đô thị lớn.

    Lời giải:

    a) Bảng thống kê:

    Năm học

    2015 – 2016

    2016 – 2017

    2017 – 2018

    2018 – 2019

    Số lớp (nghìn lớp)

    153,6

    152,0

    153,3

    158,4

    b) T ỉ số phần trăm của số lượng lớp học ở cấp THCS của Việt Nam trong năm học 2018 – 2019 và số lượng lớp học ở cấp THCS của Việt Nam trong năm học 2015 – 2016 là: 158 , 4 × 100 153 , 6 ≈ 103,1%.

    Vậy so với năm học 2015 – 2016, số lượng lớp học ở cấp THCS của Việt Nam trong năm học 2018 – 2019 đã tăng lên 103,1%.

    c) Nhận thấy qua các năm học 2015 – 2016, 2017 – 2018, và 2018 – 2019 số lượng lớp học ở cấp THCS của Việt Nam có xu hướng tăng, trừ năm học 2016 – 2017 số lượng lớp học giảm đôi chút so với mặt bằng chung. Nếu không có gì thay đổi thì số lượng lớp học sẽ tiếp tục tăng trong các năm học tiếp theo.

    Bài 3

    Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 35 biểu diễn cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2020. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2020 đạt 3,27 tỉ đô la Mỹ. Ở đây, kim ngạch xuất khẩu một loại hàng hóa là số tiền thu được khi xuất khẩu loại hàng hóa đó.

    Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

    a) Lập bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu ra quả của nước ta sang các thị trường đó trong năm 2020 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) theo mẫu sau:

    Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

    b) Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trườn Trung Quốc nhiều hơn tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các thị trường còn lại là bao nhiêu triệu đô la Mỹ?

    Lời giải:

    a)

    Thị trường xuất khẩu

    Trung Quốc

    ASEAN

    Mỹ

    EU

    Hàn Quốc

    Nhật Bản

    Khác

    Kim ngạch xuất khẩu rau quả (triệu đô la Mỹ)

    1,8

    0,3

    0,2

    0,1

    0,1

    0,1

    0,6

    b) Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc nhiều hơn tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các thị trường còn lại là: 1,8 – (0,3 + 0,2 + 0,1 + 0,1 + 0,1 + 0,6) = 0,4 (triệu đô la Mỹ).

    Bài 4

    Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 36 biểu diễn số lượng máy điều hòa nhiệt độ và máy sưởi bán được trong sáu tháng đầu năm của một cửa hàng kinh doanh.

    a) Trong tháng 6, cửa hàng đó bán được loại máy nào nhiều hơn?

    b) Phân tích xu thế về số lượng máy mỗi loại mà cửa hàng đó bán được. Tháng tiếp theo cửa hàng đó nên nhập nhiều loại máy nào?

    Toán 8 Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ

    Lời giải:

    a) Trong tháng 6, cửa hàng đó bán được nhiều máy điều hòa nhiệt độ hơn.

    b) Số lượng bán của máy điều hòa nhiệt độ có xu hướng tăng; số lượng bán của máy sưởi có xu hướng giảm. Vật tháng tiếp theo cửa hàng đó nên nhập nhiều máy điều hòa nhiệt độ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *