Toán 8 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng

Toán 8 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng

Toán lớp 8 tập 2 trang 26, 27 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Bạn đang đọc: Toán 8 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng

Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 4 Hệ số góc của đường thẳng được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi phần bài tập cuối bài trang 26, 27. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Toán lớp 8 Bài 4 chương 5 Hệ số góc của đường thẳng Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Toán 8 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng

    Giải Toán 8 trang 26, 27 Chân trời sáng tạo tập 2

    Bài 1

    Cho hàm số bậc nhất y = ax – 4.

    a) Tìm hệ số góc a biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm M(1; −2).

    b) Vẽ đồ thị của hàm số.

    Gợi ý đáp án

    a) Đồ thị hàm số đi qua điểm M(1; −2) nên ta có: −2 = a − 4 suy ra a = 2.

    b) Đồ thi hàm số y = 2x − 4 đi qua hai điểm A(0; −4) và B(2; 0).

    Toán 8 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng

    Bài 2

    a) Vẽ đồ thị của hai hàm số y = x và y = x + 2 trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

    b) Dùng thước đo góc để tìm góc tạo bởi hai đường thẳng y = x và y = x + 2 với trục Ox.

    Gợi ý đáp án

    a) Đồ thị hàm số y = x đi qua hai điểm O(0; 0) và (1; 1).

    Đồ thị hàm sô y = x + 2 đi qua hai điểm có tọa độ (−2; 0) và (0; 2).

    Gọi đồ thị hàm số y = x và y = x + 2 lần lượt là d1 và d2.

    Toán 8 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng

    b) Góc tạo bởi d1 và Ox bằng góc tạo bởi d2 và Ox và bằng 45°.

    Bài 3

    Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong các đường thẳng sau:

    d1: y = 0,2x; d2: y = −2x + 4; d3: y = 0,2x − 0,8; d4: y = −2x − 5;…….

    Gợi ý đáp án 

    Ba cặp đường thẳng cắt nhau: d1 và d2; d2 và d3; d3 và d4 (vì hai đường thẳng trong mỗi cặp có hệ số góc khác nhau).

    Các cặp đường thẳng song song: d1 và d3 (có hế số góc đều bằng 0,2), d2 và d4 ( có hệ số góc đều bằng −2); d5 và d6 ( có hệ số góc đều bằng Toán 8 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng)

    Bài 4

    Tìm hệ số góc a để hai đường thẳng y = ax + 2 và y = 9x – 9 song song với nhau.

    Gợi ý đáp án

    Hai đường thẳng y = ax + 2 và y = 9x – 9 song song với nhau nên có hệ số góc bằng nhau suy ra a = 9.

    Bài 5

    Cho hai hàm số bậc nhất y = 2mx – 5 và y = 2x + 1. Với giá trị nào của m thì đồ thị của hai hàm số đã cho là:

    a) Hai đường thẳng song song với nhau?

    b) Hai đường thẳng cắt nhau?

    Gợi ý đáp án

    a) Hai đường thẳng y = 2mx – 5 và y = 2x + 1 song song với nhau nên có hệ số góc bằng nhau suy ra m = 1

    b) Hai đường thẳng y = 2mx – 5 và y = 2x + 1 song song với nhau nên có hệ số góc khác nhau suy ra m ≠ 1.

    Bài 6

    Cho đường thẳng d: y = x + 2023. Hãy viết phương trình hai đường thẳng song song với d.

    Gợi ý đáp án

    Đường thẳng song song với d: y = x + 2023 suy ra có hệ số góc bằng 1.

    Ta có: d’: y = x – 23; d’’: y = x +1

    Bài 7

    Cho đường thẳng d: y = −x − 2022. Hãy viết phương trình hai đường thẳng cắt d.

    Gợi ý đáp án

    Đường thẳng cắt d: y = −x − 2022 suy ra có hệ số góc khác −1.

    Ta có:

    d’: y = x + 1; d’’: y = 2x + 2022.

    Bài 8

    Lan phụ giúp mẹ bán nước chanh, em nhận thấy số li nước chanh y bán được trong ngày và nhiệt độ trung bình x (°C) của ngày hôm đó có mối tương quan. Lan ghi lại các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y trong bảng sau:

    x (°C)

    20

    22

    24

    26

    28

    30

    y (li nước chanh)

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    a) So sánh các giá trị x và y tương ứng trong bảng dữ liệu trên với tọa độ (x; y) của các điểm A, B, C, D, E, F trên mặt phẳng tọa độ trong Hình 6.

    Toán 8 Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng

    b) Cho biết đường thẳng d: y = mx đi qua các điểm A, B, C, D, E, F ở câu a. Tìm hệ số góc của d.

    Gợi ý đáp án

    a) Các giá trị x và y tương ứng trong bảng dữ liệu là tọa độ (x; y) của các điểm A, B, C, D, E, F trên mặt phẳng tọa độ trong Hình 6.

    b) Đường thẳng d: y = mx đi qua các điểm A có tọa độ (20; 10) nên 10 = 20m suy ra m =1/2

    Vậy hệ số góc của d là 1/2

    Bài 9

    Một xe khách khởi hành từ bến xe phía Nam bưu điện thành phố Huế để đi vào thành phố Quy Nhơn với tốc độ 50 km/h.

    a) Cho biết bến xe cách bưu điện thành phố Huế 4 km. Sau x giờ, xe khách cách bưu điện thành phố Huế y km. Tính y theo x.

    b) Tìm hệ số góc của đường thẳng là đồ thị của hàm số y ở câu a.

    Gợi ý đáp án

    a) y = 50x + 4 (km)

    b) Hệ số góc a = 50.

    Bài 10

    Một người bắt đầu mở một vòi nước vào một cái bể đã chứa sẵn 3 m3 nước, mỗi giờ chảy được 1 m3.

    a) Tính thể tích y (m3) của nước có trong bể sau x giờ.

    b) Vẽ đồ thị hàm số y theo biến số x.

    Gợi ý đáp án

    a) Sau x giờ, lượng nước chảy vào bể là: x (m3).

    Vì trong bể có sẵn 3 m3 nước nên sau x giờ thể tích nước y có trong bể là:

    y = 3 + x (m3).

    Vậy biểu thức tính thể tích y của nước có trong bể sau x giờ là: y = 3 + x.

    b) Ta có: y = f(x) = x + 3

    Chọn x = 0 ⇒ y = 3. Ta có điểm A(0; 3).

    Chọn y = 0 ⇒ x = −3. Ta có điểm B(−3; 0).

    Đồ thị d của hàm số là đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *