Giải Toán lớp 5: Bảng đơn vị đo thời gian tổng hợp lý thuyết quan trọng, cách giải từng bài tập trong sách giáo khoa và các bài tập vận dụng về đơn vị đo thời gian, cho các em học sinh ôn tập thật thành thạo dạng Toán này.
Bạn đang đọc: Toán lớp 5: Bảng đơn vị đo thời gian trang 129
Với lời giải Toán 5 trang 129, 130, 131 rất chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em đối chiếu với kết quả bài làm của mình thuật tiện hơn. Qua đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bảng đơn vị đo thời gian của Chương 3: Hình học cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải bài tập Toán 5 bài Bảng đơn vị đo thời gian
Đáp án Toán 5 trang 130, 131
Bài 1:
- Kính viễn vọng: Thế kỉ XVII.
- Bút chì: Thế kỉ XVIII.
- Đầu máy xe lửa: Thế kỉ XIX.
- Xe đạp: Thế kỉ XIX.
- Ô tô: Thế kỉ XIX.
- Máy bay: Thế kỉ XX.
- Máy tính điện tử: Thế kỉ XX.
- Vệ tinh nhân tạo: Thế kỉ XX.
Bài 2:
a) 72 tháng; 50 tháng; 42 tháng; 72 giờ; 12 giờ; 84 giờ
b) 180 phút; 90 phút; 45 phút; 360 giây; 30 giây; 3600 giây
Bài 3:
a) 1,2 giờ; 4,5 giờ
b) 0,5 phút; 2,25 phút
Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 130, 131
Bài 1
Trong lịch sử phát triển của loài người đã có những phát minh vĩ đại. Bảng dưới đây cho biết tên và năm công bố một số phát minh. Hãy đọc bảng và cho biết từng phát minh được công bố vào thế kỉ nào.
Hướng dẫn giải:
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I).
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II).
Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba (thế kỉ III).
……..
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Đáp án:
Kính viễn vọng được công bố vào thế kỉ XVII.
Bút chì được công bố vào thế kỉ XVIII.
Đầu máy xe lửa được công bố vào thế kỉ XIX.
Xe đạp được công bố vào năm XIX.
Ô tô được công bố vào năm XIX.
Máy bay được công bố vào năm XX.
Máy tính điện tử được công bố vào năm XX.
Vệ tinh nhân tạo được công bố vào năm XX.
Bài 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 6 năm = …. tháng
4 năm 2 tháng = …. tháng
3 năm rưỡi = …. tháng
3 ngày = …. giờ
0,5 ngày = …. giờ
3 ngày rưỡi = …. giờ
b) 3 giờ = …. phút
1,5 giờ = … phút
giờ = … phút
6 phút = … giây
phút = … giây
1 giờ = … giây
Phương pháp giải:
– 1 năm = 12 tháng nên để đổi một số từ đơn vị năm sang đơn vị tháng ta chỉ cần nhân số đó với 12.
– 1 ngày = 24 giờ nên để đổi một số từ đơn vị ngày sang đơn vị giờ ta chỉ cần nhân số đó với 24.
– 1 giờ = 60 phút nên để đổi một số từ đơn vị giờ sang đơn vị phút ta chỉ cần nhân số đó với 60.
– 1 phút = 60 giây nên để đổi một số từ đơn vị phút sang đơn vị giây ta chỉ cần nhân số đó với 60.
Đáp án:
a) 6 năm = 72 tháng
4 năm 2 tháng = 50 tháng
3 năm rưỡi = 42 tháng
3 ngày = 72 giờ
0,5 ngày = 12 giờ
3 ngày rưỡi = 84 giờ
b) 3 giờ = 180 phút
1,5 giờ = 90 phút
giờ = 45 phút
6 phút = 360 giây
phút = 30 giây
1 giờ = 3600 giây
Bài 3
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 72 phút = … giờ
270 phút = … giờ
b) 30 giây = … phút
135 giây = … phút
Hướng dẫn giải:
– 1 giờ = 60 phút. Do đó, để đổi một số từ đơn vị phút sang đơn vị giờ ta chỉ cần lấy số đó chia cho 60.
– 1 phút = 60 giây. Do đó, để đổi một số từ đơn vị giây sang đơn vị phút ta chỉ cần lấy số đó chia cho 60.
Đáp án:
a) 72 phút = giờ = 1,2 giờ
270 phút = giờ = 4,5 giờ
b) 30 giây = phút = 0,5 phút
135 giây = phút = 2,25 phút
Lý thuyết Bảng đơn vị đo thời gian
a) Các đơn vị đo thời gian
1 thế kỉ = 100 năm
1 năm = 12 tháng
1 năm = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận
1 tuần lễ = 7 ngày
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày.
Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có 30 ngày.
Tháng hai có 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày).
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
• Một năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.
• giờ = 60 phút x = 40 phút.
• 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút.
• 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ:
Bài tập vận dụng về đơn vị đo thời gian
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: Cứ cách …năm là có một năm nhuận:
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 3 giờ 10 phút = … phút:
A. 150 phút
B. 170 phút
C. 180 phút
D. 190 phút
Câu 3: Một chiếc máy khâu được phát minh vào năm 1890. Hỏi chiếc máy khâu đó được phát minh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XVIII
B. Thế kì XX
C. Thế kỉ XIX
D. Thế kỉ XXI
Câu 4: Số thập phân thích hợp để điền vào chỗ chấm là: 168 phút = … giờ
A. 2,6 giờ
B. 2,4 giờ
C. 2 giờ
D. 2,8 giờ
Câu 5: Ngày 23 tháng 7 năm 2017 là ngày chủ nhật. Hỏi ngày 23 tháng 7 năm 2020 là thứ mấy?
A. Thứ năm
B. Thứ sáu
C. Thứ bảy
D. Chủ nhật
II. Bài tập tự luận
Đổi các số đo thời gian sau:
1 giờ 20 phút = … phút | 1 ngày rưỡi = … ngày |
5 giờ 5 phút = …phút | 28 tháng = …năm…tháng |
150 giây = …phút…giây | 144 phút = …giờ…phút |
54 giờ = …ngày…giờ | 3,4 ngày = … giờ |
4 ngày 12 giờ = …giờ | 140 phút = …giờ…phút |
6 năm = … tháng | 4 năm 2 tháng = …tháng |
3 năm rưỡi = …tháng | 2 phút 12 giây = …giây |
ĐÁP ÁN
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
C | D | C | D | A |
II. Bài tập tự luận
1 giờ 20 phút = 80 phút | 1 ngày rưỡi = 1,5 ngày |
5 giờ 5 phút = 305 phút | 28 tháng = 1 năm 4 tháng |
150 giây = 2 phút 30 giây | 144 phút = 2 giờ 24 phút |
54 giờ = 2 ngày 6 giờ | 3,4 ngày = 81,6 giờ |
4 ngày 12 giờ = 108 giờ | 140 phút = 2 giờ 20 phút |
6 năm = 72 tháng | 4 năm 2 tháng = 50 tháng |
3 năm rưỡi = 42 tháng | 2 phút 12 giây = 132 giây |