Giải Toán lớp 5: Hình tam giác giúp các em tổng hợp lý thuyết quan trọng, cùng tham khảo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết bài 1, 2, 3 SGK Toán 5 trang 85, 86 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.
Bạn đang đọc: Toán lớp 5: Hình tam giác trang 85
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Hình tam giác của Chương 3: Hình học. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải bài tập Toán 5 bài Hình tam giác
Giải bài tập Toán 5 trang 86
Bài 1
Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác dưới đây:
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của hình tam giác: Tam giác là một trong số các hình cơ bản trong Hình học. Nó là hình hai chiều phẳng, có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng; ba cạnh của tam giác là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau.
Gợi ý đáp án:
Viết tên 3 góc và 3 cạnh của hình tam giác:
Hình 1: Ba góc là góc A, góc B, góc C
Ba cạnh là: AB, BC, CA
Hình 2: Ba góc là góc D, góc E, góc G
Ba cạnh là: DE, EG, GD
Hình 3: Ba góc là góc M, góc K, góc N
Ba cạnh là: MK, KN, NM
Bài 2
Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây:
Gợi ý đáp án:
– Hình tam giác ABC: đáy là AB, đường cao tương ứng là CH.
– Hình tam giác DEG: đáy là EG, đường cao tương ứng là DK.
– Hình tam giác MPQ: đáy là PQ, đường cao tương ứng là MN.
Ngoài ra quan sát hình vẽ ta thấy tam giác MPQ là tam giác vuông tại M. Do đó ta có đáy và đường cao như sau:
+ Đáy là MQ, đường cao tương ứng là PM.
+ Đáy là PM, đường cao tương ứng là QM.
Bài 3
So sánh diện tích của:
a) Hình tam giác AED và hình tam giác EDH
b) Hình tam giác EBC và hình tam giác EHC
c) Hình chữ nhật ABCD và hình tam giác EDC
Gợi ý đáp án:
So sánh diện tích của
a) Diện tích tam giác AED = diện tích tam giác EDH
b) Diện tích tam giác EBC = diện tích tam giác EHC
c) Diện tích chữ nhật ABCD = 2 lần diện tích tam giác EDC
Lý thuyết Hình tam giác
a) Hình tam giác
Hình tam giác ABC có:
– Ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
– Ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
– Ba góc là:
Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (gọi tắt là góc A);
Góc đỉnh B, cạnh BA và BC (gọi tắt là góc B);
Góc đỉnh C, cạnh AC và CB (gọi tắt là góc C).
b) Đáy và đường cao
BC là đáy, AH là đường cao ứng với đáy BC. Độ dài AH là chiều cao.