Giải Toán lớp 5: Luyện tập giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải bài 1, 2, 3 SGK Toán 5 trang 61 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.
Bạn đang đọc: Toán lớp 5: Luyện tập trang 61
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Luyện tập của Chương 2: Số thập phân, các phép tính với số thập phân. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải bài tập Toán 5 bài Luyện tập trang 61
Đáp án Toán 5 trang 61
Bài 1: a)
(2,5 × 3,1) × 0,6 = 7,75 × 0,6 = 4,65 | 2,5 × (3,1 × 0,6) = 2,5 × 1,86 = 4,65 |
(1,6 × 4 ) × 2,5 = 6,4 × 2,5 = 16 | 1,6 × (4 × 2,5) = 1,6 × 10 = 16 |
(4,8 × 2,5) × 1,3 = 12 × 1,3 = 15,6 | 4,8 × (2,5 × 1,3) = 4,8 × 3,25 = 15,6 |
Giá trị luôn luôn bằng nhau.
b) Kết quả:
9,65
98,4
738
68,6
Bài 2: a) 151,68; b) 111, 5
Bài 3: 31,25 (km)
Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 61
Bài 1
a) Tính rồi so sánh giá trị của (a x b ) x c và a x (b x c)
a | b | c | (a × b) × c | a × ( b × c) |
2,5 | 3,1 | 0,6 | ||
1,6 | 4 | 2,5 | ||
4,8 | 2,5 | 1,3 |
Nhận xét: Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán:
Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi.
a × b = b × a
b) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
9,65 x 0,4 x 2,5
0,25 x 40 x 9,84
7,38 x 1,25 x 80
34,3 x 5 x 0,4
Hướng dẫn:
a) Thực hiện phép tính nhân và so sánh kết quả vừa tìm được.
Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
b) Dựa vào kết quả của câu a để hoàn thành bài tập.
Gợi ý đáp án:
a)
a | b | c | (a × b) × c | a × (b × c) |
2,5 | 3,1 | 0,6 | (2,5 × 3,1) × 0,6 = 7,75 × 0,6 = 4,65 | 2,5 × (3,1 × 0,6) = 2,5 × 1,86 = 4,65 |
1,6 | 4 | 2,5 | (1,6 × 4 ) × 2,5 = 6,4 × 2,5 = 16 | 1,6 × (4 × 2,5) = 1,6 × 10 = 16 |
4,8 | 2,5 | 1,3 | (4,8 × 2,5) × 1,3 = 12 × 1,3 = 15,6 | 4,8 × (2,5 × 1,3) = 4,8 × 3,25 = 15,6 |
Giá trị của (a x b ) x c và a x (b x c) luôn luôn bằng nhau:
(a x b ) x c = a x (b x c)
b) 9,65 x 0,4 x 2,5
= 9,65 x (0,4 x 2,5)
= 9,65 x 1
= 9,65
+) 0,25 x 40 x 9,84
= 10 x 9,84
= 98,4
+) 7,38 x 1,25 x 80
= 7,38 x (1,25 x 80)
= 7,38 x 100
= 738
+) 34,3 x 5 x 0,4
= 34,3 x 2
= 68,6
Bài 2
Tính:
a) (28,7 + 34,5 ) x 2,4;
b) 28,7 + 34,5 x 2,4.
Hướng dẫn:
Thứ tự thực hiện phép tính:
- Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu phép tính có cả cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép nhân chia trước, rồi đến cộng trừ.
- Nếu trong phép tính có dấu ngoặc đơn, ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước rồi ngoài ngoặc sau.
Gợi ý đáp án:
a) (28,7 + 34,5 ) x 2,4
= 63,2 x 2,4
= 151,68
b) 28,7 + 34,5 x 2,4
= 28,7 + 82,8
= 111,5
Bài 3
Một người xe đạp mỗi giờ đi được 12,5km. Hỏi trong 2,5 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Hướng dẫn:
Để giải bài toán, ta thực hiện phép nhân với hai thừa số lần lượt là số ki-lô-mét người đó đi được trong 1 giờ và số giờ người đó đi được.
Tóm tắt
Trong 1 giờ: 12,5km
Trong 2,5 giờ: … km?
Gợi ý đáp án:
Trong 2,5 giờ người đó đi được:
12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
Đáp số: 31,25 (km)
Lý thuyết Nhân một số thập phân với một số thập phân
Quy tắc: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau:
– Nhân như nhân các số tự nhiên.
– Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Các tính chất của phép nhân số thập phân
- Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi.
a × b = b × a
- Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại
(a × b) × c = a × (b × c)