Giải Toán lớp 5: Thể tích hình lập phương giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết bài 1, 2, 3 trong SGK Toán 5 trang 122, 123 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.
Bạn đang đọc: Toán lớp 5: Thể tích hình lập phương trang 122
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức môn Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Thể tích hình lập phương của Chương 3: Hình học. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải bài tập Toán 5 bài Thể tích hình lập phương
Giải bài tập Toán 5 trang 122, 123
Bài 1
Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
Hình lập phương | (1) | (2) | (3) | (4) |
Độ dài cạnh | 1,5m | |||
Diện tích một mặt | 36cm² | |||
Diện tích toàn phần | 600dm² | |||
Thể tích |
Phương pháp giải:
Áp dụng các công thức:
– Diện tích một mặt của hình lập phương = cạnh × cạnh.
– Diện tích toàn phần của hình lập phương = diện tích một mặt × 6.
– Thể tích của hình lập phương = cạnh × cạnh × cạnh.
Đáp án:
+) Hình lập phương (1)
Diện tích một mặt hình lập phương là: 1, 5 x 1, 5 = 2,25m²
Diện tích toàn phần hình lập phương là: 1, 5 x 6 = 13,5m²
Thể tích của hình lập phương là: 1, 5 x 1, 5 x 1,5 = 3,375m³
+) Hình lập phương (2)
Diện tích một mặt hình lập phương là:
Diện tích toàn phần hình lập phương là: x 6 =
Thể tích của hình lập phương là: x x =
+) Hình lập phương (3):
Vì 36 = 6 × 6 nên cạnh hình lập phương dài 6cm.
Diện tích toàn phần hình lập phương là: 36 × 6 = 216 (cm2)
Thể tích hình lập phương là: 6 × 6 × 6 = 216(cm3)
+) Hình lập phương (4):
Diện tích một mặt hình lập phương là: 600 : 6 = 100 (dm2)
Vì 100 = 10 × 10100 = 10 × 10 nên cạnh hình lập phương dài 10dm.
Thể tích hình lập phương là: 10 × 10 × 10 = 1000(dm3)
Ta có kết quả như sau:
Hình lập phương | (1) | (2) | (3) | (4) |
Độ dài cạnh | 1,5m | 6cm | 10dm | |
Diện tích một mặt | 2,25m² | 36cm² | 100dm2 | |
Diện tích toàn phần | 13,5m² | 216cm² | 600dm² | |
Thể tích | 3,375m³ | 216cm³ | 1000dm³ |
Bài 2
Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó nặng 15 kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
– Tính thể tích khối kim loại ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
– Đổi thể tích vừa tìm được sang đơn vị đề-xi-mét khối.
– Tính cân nặng của khối kim loại ta lấy cân nặng của mỗi đề-xi-mét khối kim loại nhân với thể tích khối kim loại (với đơn vị đề-xi-mét khối).
Đáp án:
Thể tích của khối kim loại đó là:
0,75 × 0,75 × 0,75 = 0,421875 (m3)
Ta có: 0,421875 (m3) = 421,875 dm3
Khối kim nặng có cân nặng:
15 x 421,875 = 6328,125 (kg)
Đáp số: 6328,125 (kg)
Bài 3
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7 cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật
b) Thể tích của hình lập phương
Phương pháp giải:
– Tính độ dài cạnh hình lập phương = (chiều dài + chiều rộng + chiều cao) : 3
– Tính thể tích hình hộp chữ nhật: V = a × b × c, trong đó a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.
– Tính thể tích hình lập phương: V = a × a × a, trong đó a là độ dài cạnh hình lập phương.
Đáp án:
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật
8 × 7 × 9 = 504 (cm3)
b) Số đo của hình lập phương là: (8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích của hình lập phương là:
8 × 8 × 8 = 512 (cm3)
Lý thuyết Thể tích hình lập phương
a) Ví dụ
Nếu hình lập phương có cạnh 3cm thì thể tích là:
V = 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)
b) Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh nhân rồi nhân với cạnh.
Hình lập phương có cạnh a thì thể tích V là: V = a × a × a